Cảng nước sâu Lạch Huyện (Bài 3): Cảng tỷ đô lãng phí thế nào?

Diendandoanhnghiep.vn Cảng tỷ đô Lạch Huyện được “bắt mạch” gây nhiều lãng phí khi chưa chào đời, chỉ tính riêng khối lượng nạo vét mỗi năm đã tốn cả nghìn tỷ đồng, chưa kể nhiều hạng mục nghìn tỷ đã… vô tác dụng.

dfgfdhhg

Mặt bằng doi cát khoảng 8km nhìn từ Cát Hải chạy dọc theo luồng Lạch Huyện

Ngày 15/3/2011, Bộ GTVT có Quyết định số 476/QĐ-BGTVT phê duyệt dự toán đầu tư giai đoạn khởi động cảng Lạch Huyện với số tiền 25.200 tỉ đồng (hơn 1,2 tỉ USD khi đó). Trong đó, Nhà nước vay vốn ODA 18.628 tỉ đồng, còn lại là của các doanh nghiệp Nhật Bản liên doanh với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).

Ném cả nghìn tỷ vô bổ

Trong tất cả các văn bản gửi đến Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành TW,…và đặc biệt Bộ GTVT để phản đối những bất cập trong việc xây dựng cảng nước sâu Lạch Huyện, ông Tạ Quyết Thắng – TGĐ Công ty TNHH Sơn Trường đều cho rằng phương án xây dựng của Bộ GTVT gây lãng phí hàng nghìn tỷ đồng. Để “nói có sách”, trong “Báo cáo đề xuất đầu tư hạ tầng cho vùng kinh tế Lạch Huyện” của mình, Sơn Trường đưa ra phương án: Lợi dụng doi cát do bồi lắng tự nhiên ở phía Nam đảo Cát Hải (có chiều dài khoảng 10 km và chiều rộng khoảng 2km) và dòng Lạch Huyện có độ sâu tự nhiên gần bờ từ -7m đến -8m; và ra xa tới 14km thì độ sâu là -12 km. Với địa hình tự nhiên này phương án của Sơn Trường xây dựng cùng 1 lúc cả hệ thống cảng Lạch Huyện (14km) cho các tàu từ tải trọng 10.000 nghìn tấn đến 100.000 nghìn tấn (tính từ gần bờ trở ra) cùng với hệ thống 14km cảng phía sau gần bờ lập khu công nghiệp khoảng 2000 ha.  

Với phương án này khối lượng nạo vét 40 triệu m3 xuống chỉ còn 3 triệu m3 và khối lượng nạo vét hàng năm  là không đáng kể. Nếu so với phương án của Bộ GTVT thì khối lượng nạo vét ban đầu là 40 triệu m3, nạo vét duy tu hàng năm 1,5 triệu m3 nhưng trên thực tế khối lượng nạo vét hiện nay còn lớn hơn rất nhiều (có nguy cơ sa bồi trở lại vị trí ban đầu trước khi nạo vét). Và với khối lượng nạo vét đó đổ ra biển thì việc ô nhiễm môi trường là không thể tránh khỏi.

Sai lầm lớn nhất là người ta mong muốn có một cảng nước sâu ở trong vùng bồi, điều này thật viển vông, không thể có 1 dòng sông 2 đáy ở phía trong vùng bồi.

Tổng kinh phí của phương án Sơn Trường đưa ra là khoảng 22 nghìn tỷ cho 14 km chiều dài cảng rộng 800m và 2.000 ha cho khu công nghiệp (chưa tính đến chi phí thiết bị). Với tổng kinh phí đó so sánh với 25.200 tỷ đồng của Bộ GTVT mới chỉ có 2 bến 700m (đã có thiết bị) thì quả là một khoảng chênh lệch vô cùng lớn.  

Một lãng phí nghìn tỷ khác hiện ai cũng nhìn thấy đó là việc thực hiện tuyến đê kè chắn sóng có tổng chi phí 1.260 tỷ đồng của dự án đã vô tác dụng. Bởi khu vực này trước đây không có sóng và cho đến thời điểm hiện tại Khu công nghiệp DEEP C đang mở rộng và san lấp bao trùm toàn bộ nên sự tồn tại của tuyến kè này không còn.

Phương án đề xuất của Công ty Sơn Trường

Phương án đề xuất của Công ty Sơn Trường

Được “cả chì lẫn chài”

Theo phương án của Sơn Trường, ngoài việc hình thành cảng nước sâu tự nhiên, khu vực Lạch Huyện còn có thể xây dựng khu công nghiệp rộng 2.000ha. Trong quá trình khảo sát, doanh nghiệp này phát hiện tại đảo Cát Hải có 1 doi cát nổi lên khi nước triều xuống -0,5m có diện tích khoảng 4 – 5 nghìn ha được tạo bởi sa bồi từ cửa sông Nam Triệu và Lạch Huyện. “Từ điều kiện tự nhiên đó, có thể coi đây là cơ hội để biến nó thành vùng kinh tế vàng cho Hải Phòng phát triển nếu được quy hoạch có sự phối hợp hợp lý giữa hệ thống cảng hiện đại với khu công nghiệp kỹ thuật cao và sạch” – ông Thắng cho biết.

Theo ông Thắng, chỉ việc kè lập bãi mở rộng đảo Cát Hải về phía Đông Nam 3.200 ha. Phải lợi dụng điều kiện tự nhiên, bám dọc theo Lạch Huyện 14 km và lợi dụng doi cát để tạo thành khu công nghiệp 2.000 ha có đường giao thông kết nối với với giao thông nội địa. Chiều rộng kho bãi cảng là 800 m, phía ngoài cùng có độ sâu -11 m sắp xếp cho cầu tàu 50.000 DWT – 100.000 DWT. Như vậy sẽ được “cả chì lẫn chài” khi có hệ thống cảng nước sâu hiện đại mà không cần nạo vét và 2.000 ha khu công nghiệp.

Thế nhưng, những phương án của Sơn Trường đều được bỏ ngoài tai. “Tôi đã viết 9 lá thư gửi đích thân Bộ trưởng và nhiều văn bản gửi Bộ GTVT để hòng cứu vãn dự án tỷ đô này. Nhưng tất cả đều không có kết quả. Họ cứ im lặng và như người ngoài cuộc” – ông Thắng nói.

Dù ý tưởng cảng nước sâu xa bờ đã không thành hiện thực, thế nhưng khu công nghiệp hàng nghìn ha chạy song song thì đang đi đúng “kịch bản” mà Sơn Trường viết lên. Đó là tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô, xe điện của Tập đoàn Vingroup, đó là dự án mở rộng khu công nghiệp DEEP C về phía nam đảo Cát Hải đang hình thành. Chỉ tiếc rằng mỗi ý tưởng đã không có phép thử.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cảng nước sâu Lạch Huyện (Bài 3): Cảng tỷ đô lãng phí thế nào? tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713595352 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713595352 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10