Căng thẳng Mỹ- Trung nóng hơn vì chiến sự Nga- Ukraine

CẨM ANH 23/02/2023 15:55

Trong những tuần gần đây, thế giới đang chứng kiến một cuộc chiến mới đang diễn ra giữa Washington và Bắc Kinh.

>>Kho vũ khí cạn kiệt, Mỹ và phương Tây "hiến kế" cho Ukraine

Ông Vương Nghị gặp Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Sputnik

Ông Vương Nghị gặp Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Sputnik

Là một trong những nhà sản xuất các sản phẩm như điện tử, máy bay không người lái và phụ tùng xe lớn nhất thế giới, Trung Quốc đã chứng tỏ là một đối tác kinh tế đặc biệt quan trọng đối với Nga. Tuy không chính thức liên minh với Nga trong chiến sự Nga- Ukraine, nhưng Trung Quốc cùng với một số các quốc gia khác được cho là đã can thiệp để cung cấp cho Nga một lượng lớn sản phẩm mà người dân hoặc lực lượng vũ trang có thể sử dụng, bao gồm nguyên liệu thô, điện thoại thông minh, phương tiện và chip máy tính...

Chính vì vậy, Washington hiện đang bày tỏ lo ngại rằng Trung Quốc có thể hỗ trợ thêm cho cuộc chiến của Nga ở Ukraine  bằng vũ khí sát thương. Trong khi không có bằng chứng rõ ràng về việc Trung Quốc đã cung cấp vũ khí và đạn dược cho Nga, Ngoại trưởng Mỹ Antony J. Blinken trong những ngày gần đây đã cảnh báo rằng Trung Quốc có thể đang chuẩn bị làm như vậy.

Trong cuộc gặp giữa ông Vương Nghị, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, và người đồng cấp Mỹ, Ngoại trưởng Antony Blinken tại Hội nghị An ninh Munich mới đây, ông Blinken cảnh báo rằng sẽ có "những hệ lụy và hậu quả" nếu Trung Quốc hỗ trợ quân sự cho Nga hoặc hỗ trợ trốn tránh các biện pháp trừng phạt.

Trong một bài phát biểu vừa qua tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, ông Wally Adeyemo, Thứ trưởng Bộ Tài chính, cho biết Hoa Kỳ sẽ làm việc với các đồng minh “để xác định và đóng cửa các kênh mua sắm mà qua đó Nga có thể trang bị và tài trợ cho quân đội của mình ở Ukraine”.

Các hành động mà Hoa Kỳ đã thực hiện chống lại Nga với sự hợp tác của hơn 30 quốc gia sẽ tạo thành một loạt các biện pháp trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu lớn nhất từng được áp dụng đối với một nền kinh tế lớn.

Tuy nhiên, những biện pháp trừng phạt của Mỹ cũng có những giới hạn nhất định. Một năm sau chiến sự Nga- Ukraine, nền kinh tế Nga rơi vào trạng thái trì trệ, nhưng không bị tê liệt. Đất nước này đã mất quyền tiếp cận trực tiếp với các thương hiệu tiêu dùng phương Tây và hạn chế việc nhập khẩu công nghệ tiên tiến nhất, như chất bán dẫn.

Nhiều cá nhân và công ty trên khắp thế giới đã tìm cách cung cấp cho Nga các phiên bản khác hoặc các sản phẩm thay thế rẻ hơn được sản xuất tại Trung Quốc hoặc các quốc gia khác.

>>Mỹ đứng trước "áp lực kép" Nga- Trung Quốc

Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày một leo thang nhanh chóng

Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày một leo thang nhanh chóng

Theo giới chuyên gia, hàng hóa dường như vẫn đang tìm đường đến Nga, dù con đường đã trở nên dài hơn. Cụ thể, ông Matthew Klein, một nhà kinh tế đang theo dõi xu hướng giao dịch thương mại, xuất khẩu từ các nước châu Âu sang các nước như Armenia, Azerbaijan, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Turkmenistan và Uzbekistan đã và đang bùng nổ. Điều này cũng xảy ra tương tự với các hoạt động xuất khẩu từ các nước đó sang Nga. Ông Klein cho biết thêm các dữ liệu này và việc thu thuế của Nga đều cho thấy tổng lượng nhập khẩu của nước này về cơ bản đã phục hồi về mức trước chiến sự Nga- Ukraine.

"Đặc biệt, Mỹ và các đồng minh dường như đã đạt được rất ít thành công trong việc ngăn chặn buôn bán công nghệ lưỡng dụng có thể được sử dụng trong cả thiết bị quân sự và hàng tiêu dùng", ông Klein chỉ ra. 

Các công ty nghiên cứu dữ liệu cho thấy, hoạt động buôn bán hàng hóa lưỡng dụng tại Nga đã phát triển mạnh mẽ. Những chuyến hàng từ Trung Quốc sang Nga chứa oxit nhôm, một kim loại có thể được sử dụng trong xe bọc thép, thiết bị bảo vệ cá nhân và lá chắn đạn đã tăng hơn 25 lần từ năm 2021 đến năm 2022.

Tương tự, dữ liệu từ Silverado Policy Accelerator, một tổ chức phi lợi nhuận của Washington cho thấy, các lô hàng khoáng sản và hóa chất được sử dụng trong sản xuất vỏ tên lửa, đạn, chất nổ và chất đẩy cũng tăng lên. Và Trung Quốc đã vận chuyển máy bay không người lái trị giá 23 triệu USD cùng một số bộ phận máy bay và tàu vũ trụ trị giá 33 triệu USD sang Nga vào năm ngoái.

Trên thực tế, Mỹ đã áp dụng một số lệnh trừng phạt với các công ty và tổ chức Trung Quốc tiến hành cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho Nga. Vào tháng 1/2023, Washington đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một công ty Trung Quốc đã cung cấp hình ảnh vệ tinh cho Tập đoàn Wagner, nhóm chiến binh đóng một vai trò lớn trong trận chiến ở miền Đông Ukraine.

Vào tháng 12/2022, hai viện nghiên cứu của Trung Quốc đã được Mỹ thêm vào danh sách các thực thể cung cấp cho quân đội Nga, điều này sẽ hạn chế quyền tiếp cận của họ với công nghệ của Hoa Kỳ.

Mặc dù vậy, giới quan sát chỉ ra, nhiều quốc gia vẫn có thể dễ dàng lách luật kiểm soát xuất khẩu của Mỹ thông qua việc sử dụng các công ty bình phong hoặc bằng cách thay đổi tên và địa chỉ của các thực thể. "Mỹ sẽ cần một biện pháp mạnh tay hơn, nếu thực sự muốn cắt đứt nguồn viện trợ của Nga. Và đó là một công việc khó khăn", ông Ivan Kanapathy, Giám đốc phụ trách Trung Quốc, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Mỹ đứng trước

    Mỹ đứng trước "áp lực kép" Nga- Trung Quốc

    16:08, 22/02/2023

  • Doanh nghiệp Trung Quốc hưởng lợi gì từ lệnh trừng phạt Nga?

    Doanh nghiệp Trung Quốc hưởng lợi gì từ lệnh trừng phạt Nga?

    04:00, 21/02/2023

  • Trung Quốc, Ấn Độ tăng cường mua dầu giá rẻ từ Nga

    Trung Quốc, Ấn Độ tăng cường mua dầu giá rẻ từ Nga

    04:44, 20/02/2023

  • Trung Quốc hưởng lợi gì từ chiến sự Nga - Ukraine?

    Trung Quốc hưởng lợi gì từ chiến sự Nga - Ukraine?

    04:00, 20/02/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Căng thẳng Mỹ- Trung nóng hơn vì chiến sự Nga- Ukraine
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO