Căng thẳng Trung Quốc và Âu - Mỹ (Kỳ 2): Phân tán cơ hội

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 14/05/2024 04:00

Sự thoái lui của các nhà xuất khẩu Trung Quốc tại thị trường Âu - Mỹ đã phân phát cơ hội cho những nền kinh tế mới nổi.

Sự thoái lui của Trung Quốc đã tái phân bổ cơ hội cho các nước khác

Sự thoái lui của Trung Quốc khỏi Mỹ và châu Âu đã tái phân bổ cơ hội cho các nước khác

>>Căng thẳng Trung Quốc và Âu - Mỹ (Kỳ 1): "Đổ vỡ" trục thương mại

Thực ra, cấu trúc, trật tự và yếu tố cấu thành chuỗi thương mại toàn cầu liên tục thay đổi. Từ đầu thập niên 2.000 đến nay chứng kiến vai trò của Trung Quốc - thường được nhắc đến với thuật ngữ “công xưởng thế giới”.

Nhưng, cường quốc châu Á lúc này không còn hài lòng với danh xưng ấy. Sản xuất mọi thứ, giá rẻ, tiếp nhận tất cả nhà đầu tư từ phương Tây không thể đem lại cho Trung Quốc vị thế cao hơn nữa.

Cũng phải thấy rằng, sau chiến tranh sự Nga - Ukraine, bài học về việc bị cấm vận là nhãn tiền - nếu hệ thống tài chính, thương mại còn phụ thuộc và phương Tây. Cách duy nhất để an toàn là cắt đứt chúng, tự xây dựng hệ thống cho riêng mình.

Bối cảnh thương mại hiện nay tuy nhạy cảm, nhưng là cơ hội không thể tốt hơn để những nền kinh tế mới nổi như Việt Nam, Trung Á, Nam Mỹ,… điền vào chỗ trống. Nói đúng hơn, sự thiếu hụt cục bộ ở Mỹ, châu Âu giúp hàng hóa từ các nước phát triển dễ xâm nhập thị trường.

Mexico là trường hợp như vây. Sát nách Mỹ, quốc gia này nhân cơ hội chiến tranh thương mại Trung Quốc - Mỹ để nâng cấp Hiệp định thương mại NAFTA theo hướng “giao thương nhiều hơn và không gây hại”.

Mexico không những làm lành quan hệ với Mỹ mà còn nhanh chóng soán ngôi vị của Trung Quốc. Năm 2023, xuất khẩu của Mexico sang Mỹ đạt giá trị 323,2 tỷ USD. Tổng thâm hụt thương mại của Mỹ giảm 18,7% xuống còn 177,8 tỷ USD. Rõ ràng đôi bên cùng có lợi.

Việt Nam với chính sách ngoại giao đúng đắn, vững chắc đã nâng cấp quan hệ ngoại giao lên mức cao nhất với Mỹ. Song song, bức tranh thương mại ngày càng xán lạn hơn. Tính trong vòng 10 năm từ 2012 - 2022, kim ngạch thương mại hai chiều Việt - Mỹ tăng 4,92 lần, từ 25 tỷ USD lên 123 tỷ USD. Giai đoạn từ 2018 - 2023 mỗi năm kim ngạch thương mại tăng thêm từ 17 - 23 tỷ USD. Đến hết quý I/2024, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta. 

Con số trên đã minh chứng rằng, khi Trung Quốc giảm xuất khẩu thì cơ hội lập tức đến với các nước khác. Những mặt hàng trước đây rất khó chen chân vào thị trường Mỹ thì nay “dễ thở” hơn.

>>Nhiều doanh nghiệp châu Âu “khó thở” tại Trung Quốc

Xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ rất triển vọng (Nguồn: baodautu)

Xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ rất triển vọng (Nguồn: baodautu)

Đơn cử, Việt Nam hiện xuất khẩu sang Mỹ hơn 36 mặt hàng, trong đó có 19 mặt hàng đạt trên 100 triệu USD, 8 mặt hàng đạt trên 500 triệu USD. Đặc biệt, có 6 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2023, có 31/36 mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ tăng kim ngạch, trong đó có 9 mặt hàng tăng khá (trên 100 triệu USD).

Trong khi đó, tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang các nước châu Âu cũng tăng mạnh (Tây Ban Nha tăng 37,6%, Anh tăng 35,5%, Italy tăng 27,6%, Hà Lan tăng 24,6%,… toàn khu vực EU tăng 17,2%).

Với bối cảnh thuận lợi, ngoại thương Việt Nam với Mỹ và EU sẽ còn đạt nhiều kỷ lục mới. Và dĩ nhiên, khối lượng thương mại tỷ lệ thuận với vai trò, vị trí của nền kinh tế trong chuỗi cung ứng. Như Trung Quốc đã từng sử dụng rất tốt sức mạnh sản xuất, xuất khẩu của họ trong 30 năm qua.

Đây là cơ hội vàng để Việt Nam củng cố nền sản xuất trong nước, nâng cao chất lượng nền kinh tế, tiếp cận và nhuần nhuyễn với chu trình sản xuất tân tiến, giàu giá trị thặng dư.

Có thể bạn quan tâm

  • Xuất khẩu sang Mỹ: 3 phương thức cơ bản cần lưu ý

    Xuất khẩu sang Mỹ: 3 phương thức cơ bản cần lưu ý

    04:00, 14/03/2024

  • Xuất khẩu sang Mỹ: Những nguyên nhân dẫn đến thất bại

    Xuất khẩu sang Mỹ: Những nguyên nhân dẫn đến thất bại

    04:00, 10/03/2024

  • Xuất khẩu sang Mỹ: Những khoản phí tổn khó tránh

    Xuất khẩu sang Mỹ: Những khoản phí tổn khó tránh

    04:00, 01/03/2024

  • Xuất khẩu sang Mỹ: Tiềm năng thị trường ngách

    Xuất khẩu sang Mỹ: Tiềm năng thị trường ngách

    04:20, 27/02/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Căng thẳng Trung Quốc và Âu - Mỹ (Kỳ 2): Phân tán cơ hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO