Cảnh báo người tiêu dùng về nội thất giá rẻ Trung Quốc

ĐAN THANH 16/08/2023 03:30

Sau Quyết định số 235/QĐ-BCT được ban hành từ 13/02/2023, theo đó mức thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm bàn ghế từ Trung Quốc là 35,2%, sản phẩm ghế mức thuế chống bán phá giá là 21,4%.

>>> Bài học từ ông chủ đế chế nội thất tỷ USD Ingvar Kamprad

Nguy cơ gây hại cho người tiêu dùng, doanh nghiệp trong nước

Nhiều năm nay, một số tuyến phố bán đồ gỗ nội thất ở Hà Nội như Đê La Thành, Nguyễn Trãi, Cầu Diễn, hay tại TP. HCM như Trường Chinh, Ngô Gia Tự, Cộng Hòa,… đa phần đều bán hàng nhập khẩu Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia. Tuy nhiên, theo khảo sát, phần lớn đều là hàng giá rẻ Trung Quốc với đa dạng kiểu dáng, mẫu mã từ kệ tivi, bộ bàn ăn, bàn ghế gia đình, bàn làm việc, ghế sofa, ghế văn phòng,… 

Nhân viên tại các cửa hàng nội thất này cho biết, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam có sản phẩm chất lượng cao, tuy nhiên thường không đa dạng mẫu mã, hình thức cũng không bắt mắt bằng sản phẩm nhập khẩu, trong khi đó mức giá còn đắt hơn.

Sản phẩm bàn, ghế văn phòng được bán trực tuyến trên website Trung Quốc.

Sản phẩm bàn, ghế văn phòng được bán trực tuyến trên website Trung Quốc

Ngược lại, sản phẩm nhập khẩu Trung Quốc có giá thành rẻ hơn, mẫu mã đa dạng hơn nên thường được người tiêu dùng ưu ái. Tuy nhiên, theo các chủ các cửa hàng, bàn ghế giá rẻ nhập khẩu Trung Quốc sẽ nhanh chóng hư hỏng, xuống cấp chỉ trong 1-2 năm đầu sử dụng. Vì vậy khách hàng cần cân nhắc kỹ lưỡng ưu tiên của mình trước khi mua đồ nội thất.

Không những vậy, bàn ghế nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc nhiều năm qua đã phá mặt bằng giá của thị trường đồ nội thất phổ thông trong nước vì có giá quá thấp. DN Việt Nam sản xuất nhóm mặt hàng này khó cạnh tranh ngay “sân nhà” dù có chất lượng cao hơn.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Huy - đại diện đại lý phân phối sản phẩm nội thất trong nước cho biết: “Tình trạng nhập khẩu sản phẩm giá rẻ tràn lan với chất lượng không đảm bảo đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành sản xuất đồ nội thất, vốn đang gặp nhiều khó khăn do tình hình kinh tế nói chung”.

Đáng nói, ông Huy nhấn mạnh rằng, vì thực trạng này, nhiều DN nhỏ và vừa trong nước phải tạm dừng sản xuất, đi đến giải thể. Các DN lớn cũng phải dè chừng bằng cách thu hẹp quy mô sản xuất, giảm lao động trong tình hình sức mua cạnh tranh khốc liệt.

Anh Lê Văn Tiến – đại diện một đại lý phân phối sản phẩm nội thất chính hãng cho biết: “Trước đây gia đình tôi có 3 cửa hàng chuyên bán và phân phối sản phẩm bàn ghế chính hãng Việt Nam như Hòa Phát, Xuân Hòa,… nhưng 2 năm trở lại đây, gia đình tôi phải thu hẹp quy mô chỉ còn 1 cửa hàng”.

>>> "Nữ hoàng" ngành nội thất xây dựng chia sẻ bí quyết thành công

Lý giải thực tế đáng buồn này, anh Tiến cho rằng một phần là do thị trường sau đại dịch ảm đạm hơn, một phần là do các cửa hàng bán bàn ghế nhập khẩu giá rẻ tràn lan, dán tem mác giả như hàng Việt khiến khách hàng không thể phân biệt được.

Liệu có dễ lấy lại ưu thế trên "sân nhà"?

Nắm bắt thực trạng và nhanh chóng đưa ra giải pháp tháo gỡ, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 235/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với 1 số sản phẩm bàn ghế từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) vào tháng 2 năm nay. Tuy nhiên, sau 6 tháng thực thi, thị trường bàn, ghế nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn sôi động, với hàng ngàn sản phẩm được bày bán tràn lan tại cửa hàng và trên mạng internet với giá bán hầu như không thay đổi. 

Dù có những giải pháp hỗ trợ kịp thời, DN sản xuất nội thất trong nước vẫn gặp nhiều khó khăn.

Dù có những giải pháp hỗ trợ kịp thời, DN sản xuất nội thất trong nước vẫn gặp nhiều khó khăn

Liên quan đến việc này, một số tiểu thương buôn bán đồ gỗ nội thất trên đường Đê La Thành cho rằng, việc áp thuế sẽ giúp hàng hóa sản xuất trong nước cạnh tranh hơn. Nhưng những nhà nhập khẩu nhóm sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc cũng sẽ có cách để “lách luật”.

Qua đó có thể thấy, ngành sản xuất nội thất trong nước đang gặp khó khăn chồng chất khó khăn. Thị trường ngày càng ảm đạm, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu đã thúc đẩy các DN nội thất trong nước phải liên tục cải tiến, đưa ra nhiều phương án, sản phẩm mới để thỏa mãn thị trường.

Điều này khiến áp lực về việc gia tăng chi phí, đổi mới phương án sản xuất ngày càng tăng, trong khi đó, sức cạnh tranh từ các sản phẩm nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc ngày càng lớn, dù cho các rào cản thương mại được ban hành. 

Hy vọng trong thời gian tới, với sự góp sức của các cơ quan ban ngành, các giải pháp tháo gỡ của Chính phủ sẽ được thực thi mạnh mẽ, giảm bớt khó khăn cho các DN trong nước. Đồng thời, các DN trong nước cũng có những thay đổi mạnh mẽ nhằm khai thác tiềm năng thị trường nội địa để mang lại lợi ích lớn nhất cho người tiêu dùng.

Có thể bạn quan tâm

  • Regal Group đầu tư loạt biệt thự hoàn thiện nội thất khi nhu cầu thuê tăng

    Regal Group đầu tư loạt biệt thự hoàn thiện nội thất khi nhu cầu thuê tăng

    23:00, 18/05/2023

  • Khắc họa tương lai thiết kế nội thất - kiến trúc chuyên ngành du lịch - nghỉ dưỡng và F&B

    Khắc họa tương lai thiết kế nội thất - kiến trúc chuyên ngành du lịch - nghỉ dưỡng và F&B

    12:20, 13/04/2023

  • Doanh nghiệp F&B trong bức tranh chung về Net Zero

    Doanh nghiệp F&B trong bức tranh chung về Net Zero

    05:55, 15/08/2023

  • Sớm đưa các sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp niêm yết trên sàn

    Sớm đưa các sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp niêm yết trên sàn

    11:10, 14/08/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cảnh báo người tiêu dùng về nội thất giá rẻ Trung Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO