Chậm đóng điện, doanh nghiệp đầu tư nghìn tỷ lỡ cơ hội hưởng giá FIT

Diendandoanhnghiep.vn Đến nay, mới có 61 doanh nghiệp gửi công văn đăng ký đóng điện, còn có 25 nhà máy điện gió được xác định là không thể vận hành thương mại trước 31/10/2021 để được hưởng ưu đãi giá FIT.

Theo Quyết định 39/2018/QĐ-TTg, ngày 31/10/2021 là hạn chót để các doanh nghiệp được công nhận đạt điều kiện vận hành thương mại (COD) và được hưởng mức giá điện hiện nay. Cụ thể, giá FIT (Feed-in Tariff, được hiểu là biểu giá điện hỗ trợ) ưu đãi cho điện gió trên biển là 9,8 cent một kWh (tương đương 2.223 đồng) và trên bờ là 8,5 cent một kWh (khoảng 1.927 đồng). Giá này chưa gồm thuế VAT, được áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy có ngày vận hành thương mại trước 1/11/2021 và áp dụng trong 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.

Những doanh nghiệp điện gió không thể vận hành thương mại trước 31/10/2021 sẽ không được hưởng ưu đãi giá FIT trong 20 năm

Những doanh nghiệp điện gió không thể vận hành thương mại trước 31/10/2021 sẽ không được hưởng ưu đãi giá FIT trong 20 năm

Tuy nhiên, thời gian chậm nhất mà các doanh nghiệp phải gửi công văn tới Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) và Công ty Mua bán điện (EPTC) để đăng ký đóng điện và hòa lưới thử nghiệm sẽ rơi vào trước ngày 30/7/2021 là hợp lý và an toàn với yêu cầu trước 90 ngày. Nếu không đáp ứng đúng quy định về thời gian, số dự án vào sau ngày 1/11 có thể sẽ phải chuyển sang cơ chế đấu thầu giá và Bộ Công Thương đang trong quá trình hoàn thiện cơ chế này.

Thống kê của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, hiện nay cả nước có 106 nhà máy điện gió với tổng công suất là 5.621,50 MW, dự kiến sẽ vào vận hành thương mại trước 31/10/2021; nhưng tới ngày 22/7/2021 mới có 61 nhà máy điện gió đăng ký như nói trên.

Số lượng các nhà máy đăng ký thử nghiệm trong giai đoạn từ tháng 7-10/2021 là rất lớn, để đảm bảo về tiến độ và chất lượng cho các thử nghiệm của các nhà máy có kế hoạch COD trước 31/10/2021, A0 đề nghị các nhà đầu tư tuân thủ một số vấn đề như:

Thứ nhất, đơn vị phát điện có trách nhiệm gửi cấp điều độ có quyền điều khiển vận hành và Công ty mua bán điện chương trình chạy thử nghiệm không muộn hơn 90 ngày làm việc trước ngày thử nghiệm công nhận COD.

Thứ hai, đơn vị phát điện phải đăng ký chính thức lịch chạy thử nghiệm, nghiệm thu với đơn vị điều độ liên quan không muộn hơn 3 ngày làm việc, trước khi bắt đầu thử nghiệm.

Thứ ba, công tác thử nghiệm trước COD phải tuân thủ theo đúng các quy định tại Quy trình thử nghiệm và giám sát thử nghiệm (Quyết định 25/QĐ-ĐTĐL, năm 2019) và Quy trình công nhận Ngày vận hành thương mại (Quyết định 746/QĐ-EVN, năm 2021).

“A0 sẽ không chịu trách nhiệm nếu nhà máy có nguy cơ không kịp công nhận COD trước ngày 31/10/2021 do việc chậm trễ phát sinh từ phía Chủ đầu tư nhà máy điện không tuân thủ đúng kế hoạch trên.

Đồng thời, các công ty nên tập trung nguồn lực và ưu tiên hoàn thiện 2 hạng mục thử nghiệm kỹ thuật cần để công nhận COD là thử nghiệm khả năng phát/nhận công suất phản kháng và thử nghiệm kết nối AGC”, thông báo của A0 nhấn mạnh.

Ngoài ra, A0 cũng lưu ý chủ đầu tư chỉ đăng ký thử nghiệm chính thức khi đã hoàn thành các công tác chuẩn bị nội bộ phía nhà máy, hạn chế tối đa việc thay đổi lịch thử nghiệm đã đăng ký và/hoặc thử nghiệm kéo dài/không thành công do việc bố trí thời gian thử nghiệm lại sẽ rất khó khăn, ảnh hưởng đến kế hoạch thử nghiệm các nhà máy khác cũng như phương thức vận hành hệ thống điện an toàn ổn định và liên tục.

Theo thống kê, các doanh nghiệp gửi công văn tới A0/EPTC đăng ký đóng điện, hòa lưới, thử nghiệm trước 90 ngày có một số nhà máy có công suất lớn như nhà máy Hưng Hải Gia Lai (100 MW), Bim 4 (88 MW), Đông Hải 1 Trà Vinh (100 MW), Ia Pết Đa Khoa 1 (100 MW), Bạc Liệu Giai đoạn 3 (140 MW),... Và một số dự án nhỏ hơn như Gelex 2, Gelex 3 (19,4 MW), Hàm Cường 2 (19,8 MW), hay Gió Tây Nguyên WT11 (24MW),...

Cũng theo số liệu từ EVN, có 25 nhà máy điện gió với tổng công suất là 1.912,05 MW được xác định là không thể vận hành thương mại trước 31/10/2021. Một số nhà máy sẽ không kịp vận hành thương mại đúng hạn có vốn đầu tư rất lớn là: Nhà máy điện gió Bạc Liêu giai đoạn 3 vốn đầu tư gần 9.000 tỷ đồng (140,6 MW), Nhà máy điện gió Cà Mau 1B, 1C, 1D có vốn đầu tư trên 10.000 tỷ đồng và Nhà máy điện gió Tân Ân 1 với vốn đầu 1. 2054 tỷ đồng (giai đoạn 2021-2025), tổng công suất 307MW;  Ngoài ra, một số nhà máy khác tại các tỉnh Quảng Trị, Bến Tre, Sóc Trăng và Trà Vinh cũng trong tình trạng tương tự.

Trong bối cảnh gấp rút về thời gian và ảnh hưởng của dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam đã gửi công văn tới Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực cùng các Bộ ngành liên quan, xem xét gia hạn thời hạn phát điện thương mại theo Quyết định số 39 của các dự án điện gió từ 3-6 tháng.

Các dự án gặp khó khăn vì ảnh hưởng vởi dịch COVID-19 khiến thiếu hụt nguồn lao động, vận tải định trệ, trang thiết bị không đầy đủ cùng nhiều nguyên nhân khác

Các dự án gặp khó khăn vì ảnh hưởng vởi dịch COVID-19 khiến thiếu hụt nguồn lao động, vận tải định trệ, trang thiết bị không đầy đủ cùng nhiều nguyên nhân khác

Theo đó, nguyên nhân dẫn đến các dự án chậm trễ tiến độ là do: Nguồn cung thiết bị không về kịp theo cam kết vì dịch bệnh; Các chuyên gia nước ngoài không thể đến Việt Nam đúng hạn; Việc vận chuyển thiết bị đến công trường gặp trở ngại vì giãn cách; Nguồn lao động thiếu hụt; Và việc nghiệm thu vận hành thương mại tiềm ẩn rủi ro vì quy định cách ly tại các địa phương.

Mặt khác, việc chưa có kế hoạch rõ ràng về giá FIT từ năm 2022 trở đi, khiến các nhà đầu tư lo ngại đến những bất định nếu cam kết đầu tư vào các dự án điện gió mới. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển ngành năng lượng sạch  trong tương lai mà còn dẫn đến hệ luỵ phải cắt giảm công ăn việc làm của hàng ngàn lao động.

Trong đơn “kêu cứu” gửi Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội Điện gió và Điện Mặt trời Bình Thuận cũng nhấn mạnh, mặc dù biết Chính phủ đang tập trung tâm huyết, chỉ đạo trong công tác phòng chống dịch, nhưng Hiệp hội rất mong Chính phủ quan tâm tới lĩnh vực điện gió. Bởi ở giai đoạn này hàng trăm dự án điện gió đang lo lắng vì nguy cơ phá sản do không kịp hoàn thành trước tháng 11/2021. 

Theo đại diện của Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC), việc chưa có chính sách và lộ trình không rõ ràng, nhất quán, chưa biết điều gì sẽ đến sau giai đoạn giá FIT điện hết "mở", sẽ có tác động tới thị trường và làm tăng rủi ro, nản lòng các nhà đầu tư tương lai đối với điện gió. Đại diện GWEC gợi ý giải pháp trước mắt là cần có giai đoạn chuyển tiếp trên cơ sở thực hiện cơ chế hỗ trợ. Ví dụ như ban đầu thực hiện theo giá FIT cho khoảng 4 - 5GW đầu tiên, sau đó mới chuyển dần sang đấu thầu. Tuy nhiên đến nay Bộ Công Thương vẫn chưa cho biết "cơ chế xử lý phù hợp" mà Bộ dự kiến sẽ làm việc cụ thể với các bên liên quan nếu trong trường hợp không có cơ chế giá chính thức, EVN không không ký hợp đồng mua bán điện, không nghiệm thu đưa vào vận hành, để xử lý tùy từng đối tượng, cụ thể ra sao.

Sau cơ chế giá điện FIT là gì, vẫn còn là một câu hỏi "đáng sợ" với các doanh nghiệp đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho các dự án.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chậm đóng điện, doanh nghiệp đầu tư nghìn tỷ lỡ cơ hội hưởng giá FIT tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1710848953 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1710848953 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10