Châu Á cần chuyển đổi xanh để tăng lợi thế cạnh tranh

CẨM ANH 22/03/2024 03:30

Nhiều chuyên gia cho rằng các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á cần đẩy mạnh chuyển đổi sang sản xuất xanh để tránh bị tụt lại phía sau trong thương mại toàn cầu.

>> Tài chính xanh: Làn sóng chuyển đổi nổi lên từ các chính phủ châu Á

Việc thực hiện chuyển đổi sang sản xuất xanh giúp các nước châu Á duy trì lợi thế cạnh tranh

Việc thực hiện chuyển đổi sang sản xuất xanh giúp các nước châu Á duy trì lợi thế cạnh tranh

Khi thế giới đang dịch chuyển sang kinh tế xanh, các hoạt động phát triển bền vững ngày càng được chú ý. Một số quốc gia phát triển đã nhanh chóng chuyển hướng và kết hợp những giá trị quan trọng vào khuôn khổ kinh tế và xã hội của họ. 

Nhiều quốc gia châu Á có các quy định về phát thải carbon tương đối nhẹ nhàng so với các tiêu chuẩn khắt khe ở các quốc gia phương Tây, khiến châu Á trở nên hấp dẫn hơn đối với các ngành sản xuất đang tìm kiếm chi phí vận hành thấp hơn, bao gồm cả những ngành liên quan đến việc tuân thủ các quy định về môi trường.

Trong khi đó, thế giới phát triển đang ưu tiên các hiệp định khí hậu quốc tế và các chính sách môi trường nghiêm ngặt hơn, chẳng hạn như Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của Liên minh châu Âu, để ngăn chặn hoạt động sản xuất sử dụng nhiều carbon.

Các nước châu Á không thể tuân thủ các quy định đó có thể gặp khó khăn khi tham gia thương mại quốc tế. Về lâu dài, điều này có thể cản trở tăng trưởng GDP và quỹ đạo kinh tế của họ.

Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và Bangladesh đã tăng cường đáng kể hoạt động sản xuất xanh trong những năm qua, đặc biệt  trong các lĩnh vực như dệt may, điện tử, ô tô và các ngành công nghiệp nặng như thép và xi măng- những lĩnh vực sử dụng nhiều lao động và năng lượng.

Bangladesh là ví dụ điển hình về một quốc gia châu Á phải giải quyết những khoảng trống về tính bền vững để duy trì vị thế là đối tác thương mại hấp dẫn, đặc biệt là với EU. Năm ngoái, khối lượng nhập khẩu hàng may mặc của EU từ Bangladesh đã vượt quá khối lượng nhập khẩu từ Trung Quốc. Bangladesh lần đầu tiên trở thành nước xuất khẩu hàng dệt kim hàng đầu sang EU.

>> Châu Á hấp dẫn đầu tư từ Trung Đông

Các công nhân lắp đặt một tấm pin mặt trời trên sân thượng ở ngoại ô New Delhi, Ấn Độ vào ngày 20/2. Ảnh: AP

Các công nhân lắp đặt một tấm pin mặt trời trên sân thượng ở ngoại ô New Delhi, Ấn Độ vào ngày 20/2. Ảnh: AP

Tuy nhiên, hàng dệt may xuất khẩu của Bangladesh có thể chịu áp lực do CBAM, bao gồm thuế đánh vào hàng nhập khẩu tạo ra khí nhà kính trong quá trình sản xuất. Biện pháp này sẽ làm tăng chi phí bán hàng dệt may tại thị trường EU đối với các nhà xuất khẩu như Bangladesh.

Bắt đầu từ tháng 10 năm ngoái, Liên minh châu Âu áp dụng giai đoạn chuyển tiếp cho một số lĩnh vực nhất định bao gồm sắt, thép, xi măng, nhôm và điện. Tuy nhiên, phạm vi có thể sẽ mở rộng và bao gồm nhiều sản phẩm hơn trong tương lai.

Mục tiêu cuối cùng của CBAM là bảo vệ các ngành công nghiệp EU khỏi sự cạnh tranh của các thực thể nước ngoài có mức độ ô nhiễm cao hơn và đảm bảo môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp châu Âu. Các nhà xuất khẩu châu Á, giống như những nhà xuất khẩu từ Bangladesh, sẽ phải đối mặt với một thị trường khó khăn hơn trong bối cảnh nhu cầu hàng hóa ở EU có thể sụt giảm.

Để tránh chi phí đáng kể liên quan đến CBAM, theo bà Sonja Cheung, Giám đốc của Hội đồng Doanh nghiệp Châu Á, các nước châu Á phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch vì việc sử dụng năng lượng xanh góp phần giảm đáng kể lượng khí thải trong sản xuất.

Do những hạn chế về đất đai và lưới điện, Bangladesh đang tập trung vào năng lượng mặt trời và năng lượng gió trên mái nhà, bên cạnh năng lượng tái tạo phi tập trung. Với sự nguồn nước dồi dào, năng lượng mặt trời nổi là một lựa chọn tiềm năng của Bangladesh, mặc dù nước này vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu. Bangladesh đang đặt mục tiêu sản xuất ít nhất 40% điện năng từ năng lượng tái tạo vào năm 2040.

Ngoài ra, bà Cheung nhận định, việc giảm lượng khí thải từ hoạt động vận tải sẽ hỗ trợ sản xuất có trách nhiệm. Ví dụ, Bangladesh đang rút ngắn chuỗi cung ứng bằng cách sản xuất sợi trong nước để hợp lý hóa quy trình sản xuất.

Đẩy mạnh hợp tác cũng là việc cần thiết để tăng cường sử dụng công nghệ, và hỗ trợ quản lý chất thải. Các sáng kiến như Liên minh đối tác quốc tế thúc đẩy thời trang tuần hoàn của Bangladesh hỗ trợ các nhà sản xuất hàng may mặc tăng cường tái chế và tái sử dụng chất thải vào các sản phẩm thời trang.

Các nhà sản xuất châu Á muốn trở nên bền vững hơn cũng nên áp dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Ví dụ, sử dụng AI và các thuật toán nâng cao để phân tích dữ liệu khách hàng nhằm giảm tỷ lệ hoàn trả và giảm thiểu lượng khí thải vận chuyển.

Bằng cách áp dụng các hoạt động bền vững, tăng cường cơ sở hạ tầng công nghệ và kỹ thuật số cũng như thúc đẩy sự hợp tác trong khu vực, các nước châu Á không chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu quốc tế mà còn đảm bảo lợi thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Có thể bạn quan tâm

  • Cần có chính sách ưu đãi cho... sản xuất xanh

    Cần có chính sách ưu đãi cho... sản xuất xanh

    03:50, 16/01/2024

  • Doanh nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất xanh và mục tiêu cao hơn là Net Zero.

    Doanh nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất xanh và mục tiêu cao hơn là Net Zero.

    00:03, 16/11/2023

  • Doanh nghiệp cần đầu tư thích đáng cho việc chuyển đổi sản xuất xanh

    Doanh nghiệp cần đầu tư thích đáng cho việc chuyển đổi sản xuất xanh

    01:15, 29/10/2023

  • Hé lộ rủi ro với châu Á nếu ông Trump tái đắc cử Tổng thống

    Hé lộ rủi ro với châu Á nếu ông Trump tái đắc cử Tổng thống

    03:30, 19/03/2024

  • Tài chính xanh: Làn sóng chuyển đổi nổi lên từ các chính phủ châu Á

    Tài chính xanh: Làn sóng chuyển đổi nổi lên từ các chính phủ châu Á

    05:05, 29/02/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Châu Á cần chuyển đổi xanh để tăng lợi thế cạnh tranh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO