Bên cạnh chiến lược chống sự trỗi dậy của Trung Quốc, châu Âu có vẻ như đang tìm cách duy trì quan hệ với cường quốc châu Á này.
>>Chiến sự Nga - Ukraine làm biến đổi châu Âu
Những thay đổi cấu trúc địa chính trị toàn cầu gần đây cho thấy rõ hơn mối quan hệ mật thiết châu Âu và Mỹ. Đặc biệt, với chiến sự Nga - Ukraine, phương Tây trở nên đoàn kết hơn, biểu hiện bằng nhiều chương trình hành động từ chính trị, quân sự đến kinh tế.
Washington đã lôi kéo châu Âu xích lại gần mình hơn, đã cùng nhau xây dựng kế hoạch chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Ngay tại trung tâm châu Âu, các mối lo về Trung Quốc ngày một rõ ràng hơn do sự hiện diện của cường quốc châu Á trong hệ thống kinh tế tại “lục địa già” như một “cơn lốc”.
Nhưng điều đó không có nghĩa, các quốc gia Đức, Anh, Pháp, Italy, Tây Ban Nha, Hà Lan,… có thể đoạn tuyệt quan hệ với Bắc Kinh. Nếu không muốn nói, Brussels vẫn không hoàn toàn yên tâm nếu không giữ mối liên hệ cần thiết với một quốc gia trên đà phăng phăng đến đỉnh cao thế giới.
Sau Đại hội 20 Đảng cộng sản Trung Quốc, hàng loạt chính khách hàng đầu châu Âu đến thăm Trung Quốc, gặp gỡ ông Tập Cận Bình. Cho dù nội dung các thảo luận không được tiết lộ nhiều trên báo chí, song đều là những chuyến đi giàu thông điệp.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh EU đầu tháng 4/2023, chủ đề về Trung Quốc không thể hiện chính thức trong chương trình nghị sự, nhưng một số nguồn tin ngoại giao tiết lộ, giới lãnh đạo châu Âu bàn rất nhiều về…Trung Quốc. Quan điểm chiếm thế áp đảo là châu Âu không được “để mất Trung Quốc”.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của EU và là thị trường sống còn của hệ thống doanh nghiệp hàng đầu châu lục. Đơn cử, châu Âu phụ thuộc hoàn toàn nguồn đất hiếm ở Trung Quốc - loại khoáng sản tối quan trọng cho tương lai chuyển đổi “xanh” mà châu Âu là khu vực cam kết mạnh mẽ nhất tại COP26.
Còn hơn thế, châu Âu nhận thấy vai trò không thể thiếu của Trung Quốc đứng ra thúc đẩy đàm phán Nga - Ukraine. Bởi vì sự ảnh hưởng của Bắc Kinh với Moscow hiện nay không thể bàn cãi. Ông Putin và ông Tập vạch ra lộ trình hợp tác “không giới hạn”, không nói nhưng đều hiểu Trung Quốc đang "dẫn dắt" Nga và một số đối tác mở ra lối đi riêng.
Tình thế của Nga hiện nay đang coi Trung Quốc là đối tác tối quan trọng. Do vậy, Trung Quốc có thể tác động có hiệu quả để phía “chủ chiến” ở Ukraine ngồi vào bàn đàm phán.
>>Chiến sự Nga - Ukraine: Nỗi lo thầm lặng của châu Âu
Khi châu Âu cần Trung Quốc quyết liệt hơn với hòa đàm ở Đông Âu thì có nghĩa rằng, Brussels không tin Mỹ có thiện chí giải quyết cuộc chiến bằng giải pháp ngoại giao. Nếu cuộc chiến Nga - Ukraine càng kéo dài càng bất lợi với châu Âu, chính họ mới trực tiếp chịu ảnh hưởng.
Một số nhà phân tích ở phương Tây cho rằng, việc các quan chức cấp cao châu Âu đến Bắc Kinh để thuyết phục quốc gia này không cung cấp vũ khí cho Nga, lo ngại Điện Kremlin nhận vũ khí từ Trung Quốc có thể châm ngòi cho Chiến tranh thế giới thứ III.
Bên cạnh đó, các quốc gia châu Âu còn có toan tính lợi ích riêng rẽ. Ví dụ trong lĩnh vực dầu mỏ, Bắc Kinh nhanh chóng nổi lên là nhà cung cấp tiềm năng nhất nhờ mối quan hệ mật thiết với Nga, Saudi Arabia, Iran, Qatar.
Vẫn còn đó nhiều mối quan ngại về Trung Quốc, không chỉ ở châu Âu. Tuy nhiên, cường quốc châu Á xứng đáng là đối tác hấp dẫn, có khả năng tiến xa hơn trong tương lai gần.
Có thể bạn quan tâm
Trung Quốc và lợi ích sát sườn trong chiến sự Nga - Ukraine
05:00, 28/04/2023
"Lộ diện" chiến thuật tấn công tinh vi của Trung Quốc trên vũ trụ
04:00, 28/04/2023
Trung Quốc sẽ thành công thúc đẩy hòa đàm Nga - Ukraine?
03:25, 28/04/2023
Dọn đường cho hàng chính ngạch vào Trung Quốc
03:00, 27/04/2023