Chèn sản phẩm “ảo” vào phim - Công nghệ quảng cáo mới

Diendandoanhnghiep.vn Công nghệ hiện nay đủ sức để thực hiện việc chèn sản phẩm vào video, dù sản phẩm không xuất hiện trong video gốc. Thế nhưng vẫn còn đó khó khăn khi đưa các công nghệ này vào thực tiễn.

>>Quảng cáo theo thời tiết

Công nghệ sẽ chèn sản phẩm vào video, dù sản phẩm không có trong video gốc

Công nghệ sẽ chèn sản phẩm vào video, dù sản phẩm không có trong video gốc

Product placement là hình thức quảng cáo trong đó sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu sẽ xuất hiện khéo léo trong các video, đoạn phim, chương trình giải trí, v.v.. Theo truyền thống thì các sản phẩm sẽ được đặt tại hiện trường và máy quay sẽ quay luôn sản phẩm vào video gốc. Thế nhưng hiện nay có những công nghệ cho phép người dùng có thể chèn hình ảnh sản phẩm vào video, dù sản phẩm vốn dĩ không có mặt trong video. Người ta gọi đó là virtual product placement.

Công nghệ này lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2007, khi tập phim SeinfeldVision của series 30 Rock (NBC) chèn hình ảnh 3D của diễn viên hài Jerry Seinfeld vào show MILF Island tưởng tượng mà không cần người này thực sự xuất hiện trên phim trường.

Mười sáu năm sau, đến năm 2023, khi MILF Island trở thành show thực tế, thì công nghệ này tiếp tục có mặt. Và sản phẩm được chèn vào lần này là gói kẹo M&M và chai soda.

Virtual product placement trở thành tâm điểm vào năm 2022, khi NBCUniversal và Amazon thông báo họ có kế hoạch thử nghiệm công cụ có thể chèn các quảng cáo và sản phẩm vào những show được lựa chọn.

Tuy nhiên, gần một năm sau, virtual product placement vẫn chưa phổ biến trên màn hình TV. Đó là lý do vì sao một số đơn vị đầu tư vào công nghệ và những đối tác mới nhằm giải quyết một số khó khăn trong lĩnh vực. Chẳng hạn trong tháng này, NBCUniversal thông báo hợp tác với công ty công nghệ quảng cáo TripleLift nhằm giúp virtual product placement có thể mở rộng và được cá nhân hóa.

Theo lý thuyết, virtual product placement được xây dựng để giúp mọi người đặt các thương hiệu vào các chương trình dễ dàng hơn. Quảng cáo product placement truyền thống thường bắt buộc các thương hiệu tham gia trong quá trình sản xuất chương trình.Thế nhưng từ lúc sản xuất đến khi chương trình lên sóng thì có thể mất đến vài năm. Còn quảng cáo virtual product placement cho phép các thương hiệu có thể tham gia vào giai đoạn sau, nhưng lợi ích thu về vẫn tương tự. Ngoài ra các sản phẩm còn có thể được thay đổi tùy thuộc vào đối tượng khán giả đang xem.

Ông Aaron Frank, phó chủ tịch cấp cao về marketing, thấu hiểu khách hàng và chiến lược ở BENLabs, cho biết virtual product placement là một phương án thích hợp cho những thương hiệu không cần tương tác trực tiếp, không cần những lời đề cập trực tiếp, chỉ cần xuất hiện trên màn hình là khán giả có thể thấy và chú ý. Ngoài ra đây cũng là giải pháp tiết kiệm thời gian cho những bên muốn nhanh chóng thu lại lợi nhuận từ phương pháp product placement.

>>Hãng gọi xe - “tay chơi quảng cáo” đáng gờm

Tuy nhiên nhanh hơn chứ không phải là nhanh. Trong một số thử nghiệm mà NBCUniversal từng tiến hành, thì các bên có thể cần mất đến sáu tháng để thực hiện phương án quảng cáo này.

Jenny Burke, phó chủ tịch chiến lược quảng cáo của NBCUniversal, cho biết đó là một chu kỳ rất dài, từ cần xin phép các chương trình, cho đến tìm đúng chỗ quảng cáo, rồi thì phải thiết kế, chèn sản phẩm vào trong video sao cho tự nhiên, khán giả nhìn không bị kỳ quặc.

Khó khăn về thời gian thực hiện là một trong những động lực khiến NBCUniversal hợp tác với TripleLift, vì công ty này có công cụ lập trình các quảng cáo dạng virtual product placement trong các nội dung trên nhiều kênh truyền hình và nền tảng. Ngoài ra TripleLift còn có phần mềm quét lập trình AI để xác định cơ hội tiềm năng đặt quảng cáo.

Tận dụng công nghệ đang phát triển, NBCUniversal nỗ lực triển khai những khía cạnh khác của virtual product placement, chẳng hạn giới hạn tần suất cho các lần sản phẩm xuất hiện.

Tuy nhiên với những thương hiệu có hứng thú với virtual product placement, thì cơ hội để tận dụng lợi thế của thể loại quảng cáo này vẫn còn rất ít. Đa số đều nằm trong các kênh như NBCUniversal, Amazon hoặc Lifetime.

Bên cạnh đó, muốn thực hiện virtual product placement đôi khi cần hoàn thành rất nhiều công việc lặt vặt, đòi hỏi đi tới đi lui, chẳng hạn xây dựng hoặc mua mô hình kỹ thuật số cho sản phẩm của họ để sản phẩm có thể được chèn vào trong show trong quá trình sản xuất hậu kỳ mà không cần chỉnh sửa quá nhiều.

Một hạn chế khác của virtual product placement là nó thường có ngày hết hạn. Chẳng hạn đối với BENlabs, thì các thỏa thuận mua bán thường bao gồm số lần hiển thị hoặc số lần phát sóng nhất định trên TV trước khi sản phẩm được gỡ xuống.

Tất nhiên vẫn còn lựa chọn khác cho những thương hiệu hứng thú với product placement, đó là đi theo con đường truyền thống. Bởi vì theo Frank, thì virtual product placement hiện nay đang tốn kém nhiều hơn product placement truyền thống. Không chỉ vậy thương hiệu sẽ có độ nhận diện tốt hơn nếu nó trở thành một phần của cốt truyện, thay vì chỉ là một điểm xuất hiện trên màn hình.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chèn sản phẩm “ảo” vào phim - Công nghệ quảng cáo mới tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713579527 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713579527 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10