Chiến lược “đường lưỡi bò” vẫn âm ỉ

Diendandoanhnghiep.vn “Đường lưỡi bò” là một con đường vô hình mà cả thế giới, những nhà học giả, những nhà chức trách, nhà nghiên cứu… họ đều đã phê phán rất mạnh mẽ về sự vô lý của nó.

 “Đường lưỡi bò” trong giáo trình từng được sử dụng tại ĐH Công nghiệp Hà Nội

“Đường lưỡi bò” trong giáo trình từng được sử dụng tại ĐH Công nghiệp Hà Nội

Mới đây, bà Bùi Thị Ngân, Phó Hiệu trưởng ĐH Công nghiệp Hà Nội, cho biết nhà trường đã thu hồi giáo trình có “đường lưỡi bò” và tiến hành họp với các khoa ngôn ngữ, các chủ nhiệm khoa để rà soát lại toàn bộ giáo trình.

Trước đó, phản ánh của sinh viên trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, trong trang 70 giáo trình Nói 6 (Developing Chinese) dùng cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc của trường có in bản đồ “đường lưỡi bò”. Cạnh đó, phần khung chú thích in phóng to “đường lưỡi bò” cùng các từ tiếng Trung “Tây Sa”, “Nam Sa” (tên Trung Quốc dùng để gọi Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam).

Về quy trình thẩm định giáo trình, đại diện Khoa Ngôn ngữ cho biết, theo quy trình giáo viên dạy bộ môn sẽ viết đề cương chi tiết, rồi lựa chọn giáo trình đưa lên bộ môn tiếng Trung lựa chọn, đưa lên Khoa Ngôn ngữ thẩm định. Ngoài ra, còn một bước nữa là các giáo viên rà soát, rồi ký vào biên bản.

Tức là, để đưa một cuốn giáo trình ngoại ngữ vào giảng dạy thì cũng phải trải qua một quy trình thẩm định nghiêm ngặt. Thế mà, vẫn để ra sự cố đáng tiếc này là một điều đáng trách. Việc đầu tiên phải làm là phải hủy bỏ ngay tài liệu in “đường lưỡi bò” và làm rõ khâu kiểm tra, thẩm định, kiểm điểm xử lý trách nhiệm, người đã quyết định lấy giáo trình từ nước ngoài về.

 Theo bà Phó Hiệu trưởng: “Giáo trình trước khi được đưa vào trường giảng dạy cũng phải trải qua quy định thẩm tra nghiêm ngặt. Tuy nhiên, vẫn để xảy ra sơ suất là lỗi của nhà trường, nhà trường phải nhận trách nhiệm”. 

rường ĐH Công nghiệp Hà Nội.

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội.

Thực tế, đây không phải lần đầu phát hiện giáo trình trong các trường đại học có xuất hiện “đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc. Chẳng hạn, trước đó dư luận cũng xôn xao sự việc xảy ra tại ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tháng 11/2019. Đáng nói, hầu hết các vụ việc đều được sinh viên phát hiện sau đó báo lại cho nhà trường.

Có thể nói, “đường lưỡi bò” được xem là một dã tâm bất tận của Trung Quốc ở Biển Đông. Tháng 5/2009, Trung Quốc tiếp tục lộ rõ tham vọng độc chiếm Biển Đông với việc đệ trình lên Liên Hiệp Quốc tấm bản đồ “đường 9 đoạn” (hay còn gọi là đường lưỡi bò).

Theo đó, Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền đối với khoảng 2 triệu km2 diện tích biển và 13 km2 diện tích đất trên Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

Và Trung Quốc đã cố gắng tìm cách hợp thức hóa “đường lưỡi bò” đó bằng các văn bản chính thức, gửi lên các cơ quan tổ chức Liên Hợp Quốc. Mặt khác, họ tìm cách tiến hành trên thực địa các hoạt động nhằm dành lấy sự công nhận yêu sách phi lý đó. Họ xúc tiến ngày càng mạnh mẽ, đây cũng là một bằng chứng hết sức rõ ràng Trung Quốc đang có tham vọng độc chiếm Biển Đông.

Cũng vì lẽ đó, nên thời gian qua, đếm không xuể bao nhiêu lần Trung Quốc giở mọi thủ đoạn, hòng tuyên truyền cho “đường lưỡi bò” – cái chủ quyền phi pháp trên Biển Đông.

Từ các ấn phẩm văn hóa, thông qua bản đồ, đồ chơi trẻ em, phim hoạt hình, in ấn trên áo… Cho đến cái passport cũng in lên “đường lưỡi bò” cho công dân nước họ du hành “tuyên truyền” khắp khu vực Đông Nam Á. Càng ngày, Trung Quốc tuyên truyền “đường lưỡi bò” tinh vi hơn, hết cài trong phần mềm định vị trên ô tô nhập vào Việt Nam, rồi cài trong phần mềm thiết bị điện mặt trời..v..v. 

Những gì diễn ra ở mọi góc cạnh từ quân sự, chính trị, kinh tế cho đến văn hóa… nó cho thấy “đường lưỡi bò” nó vẫn đang tồn tại một cách âm ỉ, là chiến lược bài bản mà giới chức Trung Quốc đã lên kế hoạch và từng bước hiện thực hóa nó, mặc kệ các nước nằm trong vùng ảnh hưởng phản đối, bỏ qua sự lên án của cộng đồng quốc tế.

Nói cách khác, biến Biển Đông thành ao nhà, biến Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thành của Trung Quốc là tham vọng bao đời nay của nhà cầm quyền Trung Quốc. Rõ ràng, Trung Quốc đang cố gắng tuyên truyền chủ quyền phi pháp trên nhiều sản phẩm, lĩnh vực. Và với đà này, Trung Quốc sẽ còn mãi tuồn những ấn phẩm phi pháp, tuyên truyền cái “đường lưỡi bò” sang Việt Nam nói riêng, đi khắp thế giới chung.  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chiến lược “đường lưỡi bò” vẫn âm ỉ tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713287963 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713287963 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10