Lạm phát và dòng tiền yếu vẫn đang là mối lo ngại lớn nhất đến thị trường chứng khoán (TTCK). Vậy chiến lược giao dịch nào hợp lý cho nhà đầu tư khi thị trường đi ngang?
Lạm phát tại Mỹ có gây áp lực lên TTCK Việt Nam?
Theo dự đoán của các chuyên gia, một đợt tăng lãi suất mạnh của FED khả năng sẽ được công bố vào ngày 28/7 để quyết tâm giữ kỳ vọng lạm phát “cố định ở mức 2%”. Bên cạnh đó, xu hướng yếu đi của dòng vốn toàn cầu do áp lực tăng lãi suất cũng khiến cho dòng vốn vào Việt Nam khó có thể xuất hiện sự bứt phá, đặc biệt là khi rủi ro về tăng trưởng và lạm phát của kinh tế thế giới chưa được nhìn nhận một cách rõ ràng.
Tuy nhiên, các dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc đang mang lại kỳ vọng về sự phục hồi tăng trưởng toàn cầu, cũng như giảm áp lực lạm phát khi chuỗi cung ứng và giao thương thế giới dần trở lại.
Giá dầu – biến số quan trọng nhất đến chỉ số lạm phát – đã tạm hạ nhiệt khi giá dầu đã có xu hướng giảm trong tháng 7. Đối với nền kinh tế Việt Nam, các số liệu về vĩ mô của riêng Việt Nam vẫn khả quan khi tăng trưởng GDP năm 2022 sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu 7,0%, đồng nghĩa tăng trưởng 7,5% trong nửa cuối năm 2022 nhờ mức nền thấp của 2021 và cuối năm thường có mức tăng trưởng tốt nhất do hoạt động xuất khẩu đẩy mạnh chuẩn bị cho mùa mua sắm cuối năm.
Đặc biệt, việc rút ngắn thời gian hoàn tất thanh toán về chu kỳ T+2 của TTCK. Việc này nếu được áp dụng đúng theo kế hoạch sẽ chứng minh nỗ lực của cơ quan chủ quản trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của thị trường trong dài hạn.
Xét về ngắn hạn, cổ phiếu và tiền sớm về tài khoản kỳ vọng giúp dòng tiền vận động nhanh hơn trên thị trường, từ đó cải thiện yếu tố thanh khoản, điều lâu nay đang khiến nhà đầu tư lo lắng khi đang trong xu hướng giảm sút mạnh từ sau khi giao dịch bùng nổ năm ngoái.
Giai đoạn thị trường con Gấu cũng là lúc nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn bởi hầu hết các cổ phiếu đều giảm giá. Tuy nhiên, đây cũng lại là cơ hội với nhóm nhà đầu tư đang đứng ngoài vì thị trường hiện nay nhiều cổ phiếu đã chiết khấu hơn 22%-50-60% từ vùng đỉnh cuối năm 2021.
Xét về triển vọng kinh doanh trong quí 3, quý 4 của các ngành nghề, mặc dù đa số đều được đánh giá tích cực, xu hướng nhìn chung có sự phân hóa giữa các ngành. Do vậy, nhiều khả năng dòng tiền sẽ tiếp tục luân chuyển qua lại giữa các nhóm ngành, thay vì tạo nên một sóng tăng mạnh cho thị trường. Kênh giá 1150 – 1200 điểm có thể là vùng dao động chính của chỉ số VN-Index trước khi xác nhận xu hướng tiếp theo bằng cách chinh phục cạnh trên hoặc phá vỡ cạnh dưới của kênh giá.
Nhà đầu tư nên thận trọng với cổ phiếu ngành thịt?
Theo đó, các giao dịch ngắn hạn có thể tận dụng gia tăng vừa phải tỷ trọng cổ phiếu sau khi VN-Index hồi phục lại mốc 1150 điểm với khối lượng cải thiện và hạ tỷ trọng khi chỉ số tiệm cận 1200 điểm
Đối với các giao dịch dài hạn, có thể tập trung vào các cổ phiếu đã có dấu hiệu tạo đáy ngắn hạn và kết hợp các yếu tố như có kết qủa kinh doanh quý 3 kỳ vọng khả quan nhưng chưa được phản ánh vào giá cổ phiếu và có định giá tương đối rẻ hơn so với giá trung bình trong quá khứ.
Một điều quan trọng trong thị trường con Gấu mà nhà đầu tư vẫn phải lưu ý đến là duy trì trạng thái tài khoản hợp lý, hạn chế sử dụng margin để giữ tài khoản ở trạng thái an toàn, chờ những tín hiệu tích cực hơn từ thị trường chung.
Nhóm ngành khuyến nghị cho nhà đầu tư nắm giữ dài hạn :
Bảo hiểm: Là nhóm hưởng lợi từ lãi suất tăng. Bởi nguồn thu nhập của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm chủ yếu đến từ việc đầu tư trái phiếu và lãi suất gửi ngân hàng.
BĐS Khu Công nghiệp và Xây dựng: Giải ngân đầu tư công tiếp tục là chủ đề đầu tư đáng quan tâm trong nửa cuối năm nay sau khi nhiều vướng mắc về thủ tục đầu tư pháp lý đã được giải quyết
Ngân hàng: Tăng trưởng tín dụng, đà tăng lãi suất, áp lực trích lập dự phòng đã giảm đáng kể cùng với mặt bằng giá thấp đã tạo đáy trước thị trường và là nguồn động lực cho cổ phiếu.
Nhóm Chứng khoán: Việc thu hẹp Chu kỳ thanh toán T+2 như một luồng gió mới đến cho nhóm chứng khoán, kỳ vọng thanh khoản được cải thiện. Bên cạnh đó mătj bằng giá cổ phiếu cũng đang ở mức vùng giá hấp dẫn…
Những phân tích này sẽ là góc nhìn để đánh giá được những rủi ro và lựa chọn cơ hội trên thị trường để nhà đầu tư có những hành động mua bán phù hợp nhằm tối ưu hiệu quả đầu tư trong giai đoạn thị trường chứng khoán đi ngang như hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
Chứng khoán, dầu khí đậm sắc xanh, VN-Index thêm điểm nhờ tin T+2
16:42, 14/07/2022
Thị trường chứng khoán Việt Nam liệu đã rẻ?
15:13, 14/07/2022
Nghị quyết 86/NQ-CP: Đưa thị trường chứng khoán về đúng vị thế vốn có
04:00, 13/07/2022
Áp dụng IFRS: Điều kiện tiên quyết để nâng hạng thị trường chứng khoán
15:30, 12/07/2022