Thủ tướng Hungary mới đây bày tỏ quan điểm trung lập về chiến sự Nga- Ukraine, rằng "hòa bình chỉ có thể đạt được thông qua con đường đàm phán.
>>Chiến sự Nga- Ukraine: Những điều chưa từng có tiền lệ!
Gần 5 tháng “hòn bấc ném đi hòn chì ném lại”, cục diện quan hệ Nga - Ukraine - châu Âu và Mỹ vẫn ở trạng thái cân bằng, có điều đây là trạng thái mà các bên phải tiêu hao rất nhiều sức lực để duy trì.
Phương Tây tung ra hơn 8.000 lệnh cấm vận, điều chưa từng có trong lịch sử quan hệ quốc tế. Dù phương Tây huy động sức mạnh từ kinh tế, chính trị, ngoại giao,… nhưng vẫn không khiến Nga xuống thang hành động ở Ukraine. Cho dù, tổn thất ở Nga bây giờ khó lượng hóa bằng giá trị vật chất.
Moscow không giống với bất kỳ hình mẫu thua trận nào trong lịch sử chiến tranh kể từ đầu thế kỷ 19 đến nay. Ví dụ, liên quân Đức - Áo - Hung - Thổ không đủ tiềm lực vật chất để chống lại phe Hiệp ước, kết quả hàng loạt quốc gia quân chủ chuyên chế trừ Anh sụp đổ chóng vánh.
Đệ nhị thế chiến, quân Đức quốc xã hùng mạnh mau chóng bị đánh bại cho dù đội quân của Hitler lúc bấy giờ là chủ sở hữu phát minh hầu hết hệ thống vũ khí hiện đại nhất.
Nga khó bại trận vì nhiều lý do, một trong số đó là Moscow may mắn hơn các trường hợp kể trên - không đụng độ trực tiếp với những đội quân tinh nhuệ nhất hiện nay, họ chỉ đối đầu với Ukraine lạc hậu thiếu thốn vũ khí thông qua cuộc chiến ủy nhiệm từ châu Âu và Mỹ.
Tổng thống Mỹ Joe Biden nêu quan điểm, không muốn đối đầu trực tiếp với Nga, nhưng làm tất cả những gì tốt nhất hậu thuẫn Ukraine. Rõ ràng Washington không dám mạo hiểm với sức mạnh Nga vì rất nhiều lý do.
Học thuyết an ninh quốc gia của Nga hiện nay cũng không giống với những trường hợp bại trận điển hình. Người Nga không chiến đấu với duy nhất một loại vũ khí phát ra âm thanh và gây hoang tàn đổ nát lãnh thổ đối phương! Vũ khí song hành là năng lượng.
Đó là lý do khiến châu Âu lâm vào khủng hoảng trầm trọng, nên càng đối đầu Nga càng khiến “lục địa già” khó xoay xở đảm bảo an ninh năng lượng, dẫn đến hàng loạt bất ổn kéo theo. Châu Âu gồng mình chống Nga là vì chính họ hay vì Mỹ? Nếu vì chính họ thì thực trạng hiện nay không cho thấy kết quả nào khả quan.
Mỹ vẫn ở cách xa cuộc chiến này y hệt như hai cuộc chiến tranh thế giới đều xảy ra ở châu Âu. Nhưng họ lại có quyền quyết định chiến tranh tiếp tục hay hòa bình lập lại.
Còn nhớ trước ngày 24/2, Nga gửi đến Mỹ bản đề nghị “8 điểm”, trong đó cảnh báo NATO không được phép mở rộng ảnh hưởng vượt quá lãnh thổ Ukraine, tiến sâu về Đông Âu, Washington không để tâm đến đề nghị này và những gì Kremlin tuyên bố nay đã hiện thực!
>> Cuộc chiến khí đốt Nga- EU: Châu Âu sẽ vượt qua thử thách?
Chính vì vậy, chiến tranh không thể được dàn xếp bởi chiến tranh, bom đạn không khắc chế được bom đạn. Lối thoát duy nhất là thông qua con đường đàm phán, ngoại giao.
Thủ tướng Hungary, Victor Orban mới đây bày tỏ quan điểm: “chúng ta một lần nữa mong chờ sự ổn định của châu Âu từ một thỏa thuận Nga - Mỹ. Hòa bình ở Ukraine chỉ có thể đạt được thông qua các cuộc đàm phán giữa hai quốc gia này”.
Ông Orban đặt lại vấn đề với NATO, rằng: “sẽ không có hòa bình nếu NATO không thay đổi chiến lược và một khi không có hòa bình ở Ukraine, toàn bộ EU sẽ bị kéo vào tình trạng chiến tranh”.
Để ngồi vào bàn đàm phán cần có niềm tin, dĩ nhiên, ông Putin không coi Zelensky là “người đồng cấp”. Do đó, Mỹ - Nga cần gác lại mâu thuẫn trùng điệp kể từ năm 2014.
Bản thân châu Âu bây giờ không thể đơn phương đàm phán với Nga, bởi rất nhiều lệnh cấm vận đã thể chế hóa không dễ hóa giải, đa phần trong đó do Nhà trắng đứng đầu.
Chiến sự Nga - Ukraine chưa thể so với các cuộc chiến tranh lớn trước đây, tất cả phải thông qua bàn đàm phán để khép lại ván đề. Cố nhiên, vấn đề là các cường quốc muốn hay không mà thôi!
Có thể bạn quan tâm
"Vén màn" trật tự thế giới mới hậu chiến sự Nga - Ukraine
05:10, 19/07/2022
Chiến sự Nga - Ukraine: Nga sẽ bớt đi một đối thủ lớn?
05:00, 17/07/2022
Chiến sự Nga - Ukraine: Phần thắng sẽ thuộc về ai?
05:10, 06/07/2022
Chiến sự Nga - Ukraine: Nhớ “cỗ máy đàm phán” Merkel
05:13, 22/06/2022
"Giật mình" với những toan tính địa chính trị trong chiến sự Nga - Ukraine
05:14, 21/06/2022
Chiến sự Nga - Ukraine và mối nguy vũ khí hạt nhân
05:10, 14/06/2022
Donbass- “vật tế thần” trong chiến sự Nga - Ukraine?
05:10, 08/06/2022
Rủi ro khó lường nếu chiến sự Nga - Ukraine kéo dài
04:30, 06/06/2022