Chiến sự Nga- Ukraine: Thế khó của hai bên

NHI NGUYỄN 13/12/2022 04:00

Nga phát động chiến sự tại Ukraine không chỉ nhằm vào Ukraine, mà còn là trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và cấu trúc an ninh của Châu Âu.

Binh sỹ Ukraine khai hỏa ở Donetsk

Binh sỹ Ukraine khai hỏa ở Donetsk. Ảnh AP

>> Chiến sự Nga - Ukraine: Toan tính của hai bên

Vào tháng 12/2021, Điện Kremlin đưa ra tối hậu thư cho NATO và Liên minh Châu Âu (EU): Hạn chế quyền tự vệ của NATO bằng cách hạn chế triển khai lực lượng và vũ khí tại các quốc gia tham gia liên minh sau năm 1997…

Chiến lược của Nga trong chiến sự Nga- Ukraine được xây dựng dựa trên hai loại vũ khí: nỗi đau và sự sợ hãi. Với mục đích gây thiệt hại cho châu Âu, Điện Kremlin gây ra khủng hoảng năng lượng và gieo rắc nỗi sợ hãi về một cuộc chiến tranh hạt nhân. Ý tưởng của Nga là ép buộc Ukraine và các đồng minh của nước này tham gia vào một thỏa thuận hòa bình sớm để hợp pháp hóa lãnh thổ của Nga.

EU và các quốc gia thành viên đã hiểu rằng họ không còn có thể phụ thuộc vào dầu khí của Nga và đang nhanh chóng chuyển hướng sang các nguồn năng lượng khác. EU lo sợ nếu nhượng bộ cuộc “tống tiền hạt nhân” một lần, thế giới sẽ trở nên nguy hiểm hơn nhiều.

Bà Kaja Kallas, Thủ tướng Estonia, cho rằng bây giờ không phải là lúc để Ukraine nhượng bộ vì hòa bình, trừ khi Nga từ bỏ mục tiêu chinh phục lãnh thổ Ukraine. Lịch sử cho thấy rằng nhân nhượng chỉ củng cố và khuyến khích những kẻ xâm lược và những kẻ xâm lược chỉ có thể bị ngăn chặn bằng vũ lực. Con đường duy nhất đến hòa bình là đẩy Nga ra khỏi Ukraine.

Estonia có chung đường biên giới và lịch sử lâu đời với Nga. Với Estonia, việc ngăn chặn chiến sự Nga- Ukraine là một vấn đề mang tính sống còn. Bởi, sau Thế chiến II, người Estonia đã mất lãnh thổ, tự do và 1/5 dân số. Bà Kaja Kallas Estonia đã học được nhiều điều từ lịch sử này.

Đầu tiên, cần đấu tranh cho tự do của mình, bất kể thắng thua như thế nào, bởi vì không đấu tranh còn tồi tệ hơn nhiều. Ngày nay, người Ukraine đang chứng minh điều tương tự với thế giới.

Thứ hai, nếu muốn hòa bình, đất nước phải chuẩn bị cho chiến tranh. Estonia đã dành 2% GDP cho quốc phòng trong nhiều năm. Bắt đầu từ năm tới, chi tiêu quốc phòng của Estonia sẽ chiếm khoảng 3% GDP. Estonia cũng đang tăng gấp đôi quy mô phòng thủ lãnh thổ và tăng khả năng sát thương cũng như phạm vi hoạt động của các lực lượng vũ trang bằng cách mua vũ khí mới, bao gồm hệ thống tên lửa pháo cơ động cao, hệ thống tên lửa đất đối hải tầm xa và hệ thống phòng không tầm trung. Cuối cùng, không thể thiếu bạn bè, đồng minh.

“Khi giành lại độc lập vào năm 1991 sau 50 năm bị chiếm đóng, Estonia quyết định sẽ không bao giờ thiếu bạn bè và đồng minh. Đó là lý do nước này gia nhập EU và NATO. Nhiều quốc gia Trung và Đông Âu cũng làm như vậy, tìm kiếm sự an toàn trước sự xâm lược của Nga, và bây giờ Thụy Điển và Phần Lan cũng sẽ tham gia liên minh, một phản ứng trực tiếp đối với cuộc xung đột Nga – Ukraine”, bà Kaja Kallas nhấn mạnh. 

Kể từ khi bắt đầu chiến sự Nga- Ukraine, chính phủ Estonia đã hỗ trợ Ukraine về mặt quân sự, kinh tế và chính trị. Mặc dù Hoa Kỳ là nhà tài trợ lớn nhất của Ukraine, nhưng Estonia là nhà tài trợ lớn nhất tính theo đầu người. Mặc dù không phải là láng giềng trực tiếp của Ukraine, Estonia cũng là một trong những quốc gia chào đón nhiều người tị nạn Ukraine nhất.

Nhiều chuyên gia cho rằng, để giành chiến thắng, Ukraine cần sự hỗ trợ quân sự, chính trị và tài chính. Ukraine chiến thắng đồng nghĩa với việc Nga rút khỏi Ukraine, nghĩa là một Ukraine độc lập, dân chủ và toàn vẹn được tự do lựa chọn chính sách đối ngoại và liên minh của mình.

>> Chiến sự Nga- Ukraine: Ukraine sắp tấn công Crimea?

Theo bà Kaja Kallas, ngoài việc giúp Ukraine đạt được chiến thắng, thế giới cần giúp nước này hòa nhập vào cộng đồng châu Âu - Đại Tây Dương; đồng thời đưa Ukraine trở thành thành viên EU. Ngoài ra, thế giới phải hỗ trợ Ukraine trở thành thành viên NATO, dựa trên các cam kết được đưa ra tại Bucharest vào năm 2008 và tại Madrid vào năm 2022. Sự hội nhập hoàn toàn vào châu Âu- Đại Tây Dương sau chiến sự Nga- Ukraine là nền tảng cho tương lai của nước này và cần thiết cho hòa bình và an ninh châu Âu.

Bà Kaja Kallas, Thủ tướng Estonia, cho rằng bây giờ không phải là lúc để Ukraine nhượng bộ vì hòa bình, trừ khi Nga từ bỏ mục tiêu chinh phục lãnh thổ Ukraine.

Bà Kaja Kallas, Thủ tướng Estonia, cho rằng bây giờ không phải là lúc để Ukraine nhượng bộ vì hòa bình, trừ khi Nga từ bỏ mục tiêu chinh phục lãnh thổ Ukraine.

Theo bà Kaja Kallas, các nước châu Âu cần không ngừng tăng cường khả năng phòng thủ của mình. Nga đang tiến hành một cuộc chiến hỗn hợp, không chỉ ở Ukraine mà còn ở châu Âu và hơn thế nữa. Điện Kremlin hy vọng rằng giá năng lượng cao và dòng người tị nạn sẽ làm suy yếu sự ủng hộ của công chúng dành cho Ukraine ở châu Âu và khiến các nước châu Âu có ít nguồn lực hơn để hỗ trợ Ukraine.

Mặc dù Ukraine đã và đang được sự ủng hộ, hỗ trợ của nhiều quốc gia, đồng minh, nhưng nước này cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi hạ tầng năng lượng đã bị phá hủy, khiến việc thiếu điện trên diện rộng. Nếu không được hỗ trợ sớm khôi phục hệ thống năng lượng, thì Ukraine sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phản công lại các lực lượng Nga. Hơn nữa, chiến sự Nga- Ukraine càng kéo dài, thì sự hỗ trợ, viện trợ của Mỹ và phương Tây có thể sẽ giảm dần, khó đảm bảo cho chiến thắng của Ukraine. Tuy nhiên, Ukraine sẽ không nhượng bộ một phần lãnh thổ để đánh đổi lấy hòa bình.

Trong khi đó, Nga cũng đang có nhiều thách thức, khi nền kinh tế đã “tổn thương” nặng, thiếu linh kiện cho ngành công nghiệp, kể cả ngành quốc phòng. Do đó, quốc gia này cũng đang muốn ép Ukraine phải nhượng bộ để sớm chấm dứt chiến sự.

Các chuyên gia cho rằng, dù cả Nga và Ukraine đang gặp nhiều thách thức, nhưng hai bên chưa chịu nhượng bộ nhau để hòa đàm trong ngắn hạn. Do đó, chiến sự Nga- Ukraine sẽ ngày càng diễn biến phức tạp bất kể mùa đông.

Có thể bạn quan tâm

  • Chiến sự Nga - Ukraine:

    Chiến sự Nga - Ukraine: "Hé lộ" những mục tiêu trong mùa đông

    04:30, 11/12/2022

  • Chiến sự Nga- Ukraine: Ông Putin cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân

    Chiến sự Nga- Ukraine: Ông Putin cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân

    15:06, 08/12/2022

  • Chiến sự Nga- Ukraine: Ukraine bắt đầu tấn công lãnh thổ Nga?

    Chiến sự Nga- Ukraine: Ukraine bắt đầu tấn công lãnh thổ Nga?

    04:00, 08/12/2022

  • Kinh tế Nga “tổn thương”, chiến sự Nga- Ukraine sớm kết thúc?

    Kinh tế Nga “tổn thương”, chiến sự Nga- Ukraine sớm kết thúc?

    04:30, 07/12/2022

  • Chiến sự Nga- Ukraine: Nga chuẩn bị tung đòn hiểm

    Chiến sự Nga- Ukraine: Nga chuẩn bị tung đòn hiểm

    04:00, 06/12/2022

  • Lý do chiến sự Nga- Ukraine chưa có hồi kết

    Lý do chiến sự Nga- Ukraine chưa có hồi kết

    04:00, 05/12/2022

  • Chiến sự Nga-Ukraine: Nga “bắt tay” Iran hóa giải lệnh trừng phạt

    Chiến sự Nga-Ukraine: Nga “bắt tay” Iran hóa giải lệnh trừng phạt

    04:19, 03/12/2022

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Thế khó của Ukraine

    Chiến sự Nga - Ukraine: Thế khó của Ukraine

    03:45, 03/12/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chiến sự Nga- Ukraine: Thế khó của hai bên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO