Đến nay, Trung Quốc vẫn đang cố cân bằng giữa việc ủng hộ Nga mà không gây căng thẳng thêm với Mỹ, nhưng các chuyên gia nhận định đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng.
>>Nga thất thế tại Ukraine và bài toán ngoại giao với Trung Quốc
Mới đây, trong bài phát biểu trước Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố nước này ủng hộ tất cả nỗ lực có lợi cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine một cách hòa bình và ưu tiên cấp bách là tạo điều kiện cho các cuộc hòa đàm.
Trên thực tế, Ukraine là quốc gia chiến lược nằm trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường đang được Bắc Kinh thúc đẩy nhằm tạo ra một khu kinh tế lớn nối Trung Quốc với châu Âu bằng đường bộ và đường biển. Bên cạnh đó, quốc gia này cũng được cho là trung tâm vận chuyển hàng hóa đến Châu Âu; đồng thời Bắc Kinh cũng đang có các khoản đầu tư vào các lĩnh vực như nông nghiệp và viễn thông tại Ukraine. Thậm chí, nhiều loại vaccine COVID-19 của Trung Quốc cũng đã được sử dụng rộng rãi ở Ukraine.
Trung Quốc tự tin rằng họ có thể đóng vai trò như một cầu nối trong việc giải quyết xung đột Nga- Ukraine. Tuy nhiên, sự leo thang quân sự của Tổng thống Vladimir Putin đối với Ukraine trong những ngày qua chắc chắn sẽ có những tác động tới Trung Quốc, đặc biệt là với an ninh khu vực và hợp tác ở Bắc Cực nói chung. Trước hết, vai trò của NATO chắc chắn sẽ tăng lên ở Bắc Cực khi cuộc khủng hoảng Ukraine đã góp phần tăng cường hợp tác giữa NATO với Phần Lan và Thụy Điển.
Theo ông Chris Miller, Giám đốc chương trình Á-Âu tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại, một tổ chức tư vấn của Hoa Kỳ, trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc được coi là một cường quốc có trách nhiệm trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt tại Bắc Cực. Trong chiến lược Bắc Cực lần đầu tiên của Trung Quốc được công bố vào năm 2018, chính phủ Trung Quốc tuyên bố: “Với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Trung Quốc gánh vác sứ mệnh quan trọng là cùng thúc đẩy hòa bình và an ninh ở Bắc Cực".
"Hiện tại, biến đổi khí hậu là mối đe dọa an ninh chính ở Bắc Cực. Trung Quốc, quốc gia phát thải carbon lớn nhất trên thế giới, cam kết hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu ở Bắc Cực và hơn thế nữa. Nhưng sự chia rẽ giữa Nga và Mỹ trong cuộc chiến tại Ukraine sẽ làm giảm thiểu những nỗ lực này của Trung Quốc; đồng thời làm giảm tiếng nói của Bắc Kinh trong lĩnh vực này", chuyên gia này chỉ ra.
>>Nga- Trung Quốc xích lại gần nhau để thúc đẩy trật tự thế giới mới
Hơn nữa, cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ có những tác động rất tiêu cực đến nền kinh tế thế giới nói chung và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc nói riêng. Việc đóng cửa không phận của Nga có khả năng làm gián đoạn vận chuyển hàng hóa giữa Trung Quốc và châu Âu. Điều này cũng sẽ đe dọa tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và làm ảnh hưởng tới uy tín của Bắc Kinh và Chủ tịch Tập Cận Bình khi Đại hội đại biểu toàn quốc đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 đang đến rất gần.
Các chuyên gia dự đoán, chiến sự Nga- Ukraine có khả năng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi toàn cầu sang một nền kinh tế không hóa thạch. Nếu Trung Quốc, vốn đã là nhà sản xuất năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới, muốn tiếp tục tham gia vào sự chuyển đổi đó, thì sẽ không khôn ngoan nếu Trung Quốc tiếp tục lựa chọn đứng về phía Nga. Chính vì vậy, các chuyên gia cho rằng Bắc Kinh, vốn ngày càng hướng nội kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, sẽ cần xoa dịu căng thẳng Nga- Ukraine.
Có thể bạn quan tâm
“Cơn gió ngược” từ chính sách zero-Covid của Trung Quốc
04:00, 23/09/2022
Cuộc chiến ngành chíp: Mỹ tung "đòn hiểm" với Trung Quốc
00:00, 23/09/2022
Nga- Trung Quốc xích lại gần nhau để thúc đẩy trật tự thế giới mới
05:00, 20/09/2022
Dự luật Mỹ và thế khó của Trung Quốc ở Đài Loan
04:30, 19/09/2022
Nga thất thế tại Ukraine và bài toán ngoại giao với Trung Quốc
04:30, 17/09/2022