Sau khi tiếp nhận vũ khí từ phương Tây, Ukraine đã và đang giành một số lợi thế để xoáy chuyển cục diện chiến sự Nga- Ukraine.
>>Ukraine quyết "đánh bật" Nga khỏi vùng Đông Nam
Mới đây, vụ nổ tại một căn cứ quân sự Nga ở bán đảo Crimea không chỉ gây các tổn thất về vật chất, mà còn có thể gây tác động tiêu cực lên tâm lý cho quân đội Nga. Bộ Quốc phòng Anh cho biết trong báo cáo tình báo công bố, loạt vụ nổ tại sân bay Saki ở Crimea gây hư hại 8 phi cơ Nga, làm suy yếu năng lực chiến đấu của Hạm đội Biển Đen của Nga đóng tại bán đảo này khi làm ít nhất 5 cường kích Su-24, ba tiêm kích đa năng Su-30 của Nga bị phá hủy hoặc hư hại nghiêm trọng.
"Nguyên nhân của vụ nổ đến nay vẫn chưa được làm rõ, nhưng những đám mây hình nấm lớn gần như chắc chắn là do vụ nổ 4 kho bom đạn không che đậy tại đây", Bộ Quốc phòng Anh thông tin. Hiên tại, căn cứ không quân Nga vẫn hoạt động nhưng năng lực tác chiến trên không của Hạm đội Biển Đen hiện giảm đáng kể.
Trong thời gian gần đây, Ukraine đã có một số sự thay đổi nhờ sự viện trợ của Mỹ và các nước phương Tây. Theo Sky News, các loại vũ khí mới của Anh và Mỹ trao cho Ukraine đang giúp Ukraine xoay chuyển cục diện chiến sự Nga- Ukraine theo hướng có lợi cho Ukraine, đồng thời buộc Nga phải thay đổi chiến thuật đối phó.
Bộ Quốc phòng Anh thông báo nước này sẽ chuyển thêm pháo phản lực phóng loạt MLRS cùng rocket dẫn đường chính xác tầm bắn 80 km cho Ukraine. Quốc gia này cũng sẽ cung cấp số lượng đáng kể rocket dẫn đường chính xác M31A1 có thể bắn trúng mục tiêu cách xa 80 km, giúp Kiev tiếp tục tự vệ trước pháo hạng nặng của Nga; cùng hơn 20 tổ hợp pháo tự hành 155 mm, pháo và đạn 105 mm, hơn 50.000 viên đạn dành cho pháo từ thời Liên Xô của Ukraine và ít nhất 1.600 vũ khí chống tăng.
>>Hiểm họa khó lường từ chạy đua vũ khí hạt nhân
Được biết, pháo phản lực MLRS M270 có thể đánh trúng mục tiêu cách 32-80 km khi sử dụng đạn rocket và tới 500 km khi sử dụng tên lửa. Biến thể M270A1 với giáp tăng cường bắn thử lần đầu vào tháng 6/2015 sau khi được nâng cấp. M270 có tầm bắn tương tự HIMARS với số đạn nhiều gấp đôi, song khả năng cơ động kém hơn.
Cùng với hệ thống HIMARS, các hệ thống tên lửa giúp cho lực lượng Ukraine có tầm bắn lớn hơn trước, đồng thời dễ dàng tấn công các mục tiêu chiến lược của Nga nằm sâu sau chiến tuyến, đặc biệt là các kho đạn dược và các cơ quan tiếp tế quan trọng.
Tuy nhiên, điều này không đủ để quân đội Ukraine đạt được những biến chuyển lớn trên chiến trường. Theo chuyên gia phân tích Kirill Mikhailov, Ukraine không có đủ số lượng hệ thống vũ khí cho một cuộc phản công lớn. "Những đợt viện trợ quân sự nhỏ của Mỹ và phương Tây đồng nghĩa với việc cơ hội để quân đội Ukraine thực hiện các hành động tấn công là rất khó khăn. Hiện nay, Nga đang điều chỉnh lại lực lượng. Do đó, nếu không có đầy đủ các khí tài cần thiết, Ukraine sẽ khó có cơ hội làm đảo chiều cuộc chiến”, chuyên gia này đánh giá.
Đồng quan điểm, ông Dmitri Alperovitch, Chủ tịch Silverado Policy Accelerator, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington cho rằng, mặc dù Ukraine có đủ nhân lực để thực hiện một cuộc tấn công chống lại Nga, nhưng nếu không có vũ khí tinh vi hơn, quân đội nước này có nguy cơ sẽ bị thiệt hại nặng nề trong một cuộc tấn công với cơ hội thành công thấp.
Ông Alperovitch chỉ ra, trong gần 6 tháng qua, Lữ đoàn cơ giới hóa số 28 của Ukraine đã chiến đấu dọc theo mặt trận phía Nam, ngăn chặn một cuộc tiến công chớp nhoáng của lực lượng Nga bên ngoài thành phố Mykolaiv. Tuy là một trong những đơn vị được trang bị tốt nhất và được huấn luyện chuyên nghiệp nhất trên tiền tuyến, nhưng các cuộc tấn công của pháo binh Nga trên thảo nguyên trống trải đã tiêu diệt nhiều máy bay chiến đấu của lữ đoàn này.
Bởi vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, Mỹ và phương Tây cần đẩy nhanh việc viện trợ vũ khí như đã cam kết cho Ukraine để gia tăng lợi thế trên chiến trường nhằm giúp nước này phản công, sớm giành lại một vùng đã bị Nga chiếm giữ.
Được biết ngày 8/8 vừa qua, Mỹ đã thông báo gói viện trợ vũ khí mới nhất đã được Tổng thống Mỹ Joe Biden phê duyệt và là gói viện trợ thứ 18 dành cho Ukraine. Gói viện trợ này được kỳ vọng sẽ giúp Ukraine gia tăng đáng kể sức mạnh quân sự.
Có thể bạn quan tâm
Dầu mỏ - "vũ khí" gây sát thương mạnh của Nga
04:00, 12/08/2022
Nga "vũ khí hóa" khí đốt, EU xoay xở ra sao?
04:30, 27/07/2022
Chiến sự Nga- Ukraine: Vũ khí Mỹ sẽ làm thay đổi cục diện?
04:30, 26/07/2022
Loại vũ khí nào giúp Ukraine thay đổi cục diện chiến sự với Nga?
04:30, 17/07/2022
Đối đầu vũ khí tối tân mới, Nga sẽ “lép vế” trước Ukraine?
04:30, 16/07/2022