Dịch bệnh COVID-19 tạm lắng và chiến sự Nga - Ukraine trở thành vấn đề có thể dẫn đến xáo trộn đáng kể trong hệ thống toàn cầu năm 2023.
>>Chiến sự Nga - Ukraine: Bên nào sẽ chiến thắng?
Lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, toàn cầu chuẩn bị kết thúc một năm với rất ít tín hiệu lạc quan. Cục diện năm tới nếu nhìn từ chiến sự Nga - Ukraine, sẽ tiếp xuất hiện những nhân tố bí ẩn, khó lường. Trước hết, hãy nói về “dấu vết” của nó trong lĩnh vực kinh tế.
Lục tìm lại các dự báo vĩ mô được đưa ra trong năm 2021 và đầu năm 2022 thì năm 2023 trở đi được cho là giai đoạn phục hồi khi dịch bệnh COVID-19 về cơ bản đã được kiểm soát. Nhưng Nga phát động tấn công Ukraine mà không để lại bất cứ dấu hiệu nào rõ ràng, ngoại trừ một vài mẫu tin từ cơ quan tình báo Anh, Mỹ và NATO.
Thật bất ngờ, chu kỳ khủng hoảng kinh tế 10 năm (2008 - 2018) đến trễ hơn 5 năm, và nguyên nhân rất “truyền thống”, trong khi chúng ta bắt đầu quen với những mối nguy “phi truyền thống”.
Trước khi đại dịch COVID-19 bùng nổ, nguồn cung hàng hóa khá dồi dào và thách thức của doanh nghiệp chỉ là tìm nguồn tiêu thụ. Tình hình hiện nay đã bị đảo ngược khi thay vì thiếu cầu, thế giới hiện nay lại khủng hoảng nguồn cung hậu đại dịch.
Các nguyên nhân đằng sau đà tăng của lạm phát phải kể đến giá hàng hóa và năng lượng tăng cao do thiếu hụt nguồn cung, chiến sự Nga - Ukraine, các gói chi tiêu kỷ lục của chính phủ để kích thích kinh tế trước đó. Trong bối cảnh đó, lãi suất đã được nâng lên liên tục, dòng tiền bị siết lại - chưa cho thấy kết quả. Còn lại, chiến sự Nga - Ukraine, lạm phát và chuỗi cung ứng vẫn sẽ gây ra tai họa cho kinh tế toàn cầu 2023.
Thứ nhất, thị trường dầu mỏ và khí đốt bất thường do tác động từ đổ vỡ mối quan hệ năng lượng Nga - châu Âu - Mỹ - OPEC+. Mùa đông năm nay lạnh hơn, lại không được bổ sung nguồn cung khiến châu Âu ra sức vơ vét các hợp đồng năng lượng, Saudi Arbia chưa từ bỏ chính sách giữ giá dầu thô.
Do vậy, kinh tế EU tiếp tục suy giảm khoảng 0,4%, vẫn duy trì mức lạm phát cao, đánh gục khả năng chi tiêu dùng của thị trường tiêu thụ hấp dẫn nhất thế giới. Nên biết rằng, các khu vực kinh tế mới nổi hiện nay như Đông Nam Á, Trung Quốc, một số quốc gia Nam Mỹ, Bắc Phi trông cậy xuất khẩu vào EU. Trên thực tế, nhu cầu chững lại ở châu Âu không cho phép các doanh nghiệp ở Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Banglades,…tiếp cận đơn hàng.
Thứ hai, Mỹ tiếp tục xuất khẩu lạm phát. FED chưa dừng lại chính sách tăng lãi suất, với ít nhất 0,75 điểm phần trăm nữa trong năm 2023 và không giảm trước năm 2024. Điều đó gây áp lực lên các ngân hàng trung ương khác, khiến nguồn vốn cho phục hồi kinh tế vẫn rất mờ mịt.
Bức tranh kinh tế Mỹ không mấy khả quan, thất nghiệp tăng thêm gần 1% so với mức 3,7% năm 2022; lạm phát sẽ còn cao, vượt xa mức mục tiêu 2% của FED cho tới ít nhất cuối năm 2025. Đây là dự báo rất buồn với những nền kinh tế đang tăng tốc xuất khẩu vào thị trường tiềm năng nhất khu vực Tây bán cầu.
Thứ ba, hai nhà cung ứng hàng đầu trong hệ sinh thái kinh tế nông nghiệp toàn cầu, Nga và Ukraine tiếp tục bận bịu chiến tranh. Giá phân bón và lương thực không có dấu hiệu quay đầu, khối lượng suy giảm nguồn cung lương thực toàn cầu ước tính thêm 30% vào năm tới.
Rõ ràng, khó khăn trong sản xuất lương thực không thể giải quyết bằng công cụ tài chính, đây là mảng tối đáng sợ mà các hội nghị chính sự quan trọng nhất thế giới trong năm 2022 chưa một lần đề xuất giải pháp tháo gỡ. So với mức độ gây ra lạm phát - lương thực và phân bón không hề kém dầu mỏ!
Có thể bạn quan tâm
Chiến sự Nga - Ukraine: Tác động khó lường năm 2023
03:30, 20/12/2022
Chiến sự Nga - Ukraine: Ukraine tung chiêu mới
04:00, 15/12/2022
Chiến sự Nga - Ukraine: Toan tính của hai bên
04:00, 12/12/2022
Chiến sự Nga - Ukraine: "Hé lộ" những mục tiêu trong mùa đông
04:30, 11/12/2022
Chiến sự Nga - Ukraine: Thế khó của Ukraine
03:45, 03/12/2022
Chiến sự Nga - Ukraine: Bên nào sẽ xoay chuyển "thế cờ"?
04:00, 02/12/2022