Chính phủ trình hồ sơ dự án Luật Đất đai trước ngày 1/9

Diendandoanhnghiep.vn Dự án Luật Đất đai rất hệ trọng, cho nên phải xây dựng đúng yêu cầu của luật, tuân thủ tiến độ chuẩn bị dự án luật.

>>Cần phải ban hành sớm Luật Đất đai (sửa đổi)

Do đó, đề nghị Chính phủ trình hồ sơ dự án Luật tới Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trước ngày 1/9 để nghiên cứu, cho ý kiến tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Doãn Tấn

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Doãn Tấn

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh tại buổi làm việc giữa lãnh đạo Quốc hội với Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, ngày 8/8.

Báo cáo tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết dự thảo đang lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động được xây dựng trên cơ sở bám sát Nghị quyết 18, các Nghị quyết, kết luận khác để thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm, chủ trương của Đảng về quản lý và sử dụng đất đai.

Đảm bảo kế thừa, sự ổn định của hệ thống pháp luật; sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm phát huy nguồn lực đất đai và khắc phục những tồn tại, hạn chế trong chính sách, pháp luật đã được chỉ ra trong quá trình tổng kết Nghị quyết số 19-NQ/TW và thi hành Luật Đất đai.

Trong quá trình xây dựng dự án luật, Bộ cũng đã chủ động rà soát hơn 100 luật, bộ luật có liên quan đến lĩnh vực đất đai để đề xuất sửa đổi ngay trong Luật này hoặc đề xuất sửa đổi các luật có liên quan nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Trước khi lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động mới đây, Bộ TNMT đã tiếp thu ý kiến góp ý của 63 tỉnh, thành phố, các bộ ngành, làm việc với các Bộ Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, GTVT, Nội vụ.

Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là dự án luật rất lớn, hệ trọng, quy mô rộng, tác động sâu đến nhiều chủ thể, đối tượng, cơ quan, tổ chức. Với vị trí vai trò đó, thời gian qua, công tác chuẩn bị cho việc xem xét cho ý kiến đối với dự án luật này đã được tiến hành khẩn trương, trách nhiệm.

Tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao” đề ra những giải pháp cụ thể trong các lĩnh vực trọng tâm.

Trên cơ sở đó, Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết số 50/2022/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, theo đó dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV và dự kiến xem xét thông qua theo quy trình 3 kỳ họp, phấn đấu trong 2023 hoàn tất sửa đổi Luật Đất đai.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, để chuẩn bị cho việc sửa đổi Luật Đất đai, các cơ quan của Quốc hội đã vào cuộc từ rất sớm. Theo đó, cuộc làm việc đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội khóa XV với các cơ quan đã dành để làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường vào giữa năm 2021, trong đó có nội dung nghe báo cáo rà soát sửa đổi Luật Đất đai.

Chủ tịch Quốc hội ghi nhận, thời gian qua, cùng với tổng kết Nghị quyết 19-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã tiến hành nghiên cứu đánh giá, tổng kết thi hành Luật Đất đai 2013 và sau khi có Nghị quyết số 18-NQ/TW thay thế Nghị quyết 19-NQ/TW. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tích cực xây dựng dự thảo, hoàn thiện hồ sơ dự án luật, lấy ý kiến các cơ quan.

>>7 điểm mới trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi

>>Luật Đất đai sửa đổi cần cấm phân lô bán nền

>>Luật Đất đai sửa đổi (Kỳ 5): Cần cụ thể hóa quy định "quyền bề mặt"

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà. Ảnh: Doãn Tấn

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà. Ảnh: Doãn Tấn

Chủ tịch Quốc hội làm rõ, tiếp tục với tinh thần vào cuộc từ sớm, từ xa, thực hiện Kết luận 19 của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 81 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về xây dựng pháp luật của Quốc hội khóa XV, tại buổi làm việc này, lãnh đạo Quốc hội cùng với Bộ Tài nguyên và Môi trường trao đổi tổng thể cho việc triển khai công tác xây dựng pháp luật liên quan đến dự án luật. Cụ thể, Chủ tịch Quốc hội đề nghị:

Một là, dự án Luật Đất đai rất hệ trọng nên phải xây dựng đúng yêu cầu của luật, tuân thủ tiến độ chuẩn bị dự án luật, Chính phủ trình hồ sơ dự án Luật tới Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trước ngày 1/9 để nghiên cứu, cho ý kiến tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Hai là, về hồ sơ dự án luật, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ TN&MT dày công hơn nữa trong xây dựng báo cáo đánh giá tác động về kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh, quốc phòng, môi trường kinh doanh... báo cáo rà soát hệ thống pháp luật liên quan và dự thảo các Nghị định hướng dẫn Luật đất đai. Đây là các báo cáo này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là cơ sở thực chứng cho công tác lập pháp.

Do đó, với tinh thần cầu thị, khách quan, bảo đảm chuẩn bị tích cực, kỹ lưỡng các nội dung này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ nhất giữa các cơ quan của Quốc hội với Chính phủ và giữa Trung ương với địa phương.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội lưu ý theo tinh thần Nghị quyết 18 của Trung ương, năm 2023 không chỉ hoàn thành luật đất đai sửa đổi mà còn hoàn thành điều chỉnh luật pháp liên quan.

Ba là, về tổ chức tọa đàm, hội thảo, lấy ý kiến về dự án Luật Đất đai sửa đổi, Chủ tịch Quốc hội lưu ý trong bối cảnh thời gian không có nhiều, đòi hỏi phải có kế hoạch hợp lý, tận dụng hiệu quả thời gian khi thảo luận cho ý kiến về các nội dung của dự án luật.

Bên cạnh Ủy ban Kinh tế là cơ quan chủ trì thẩm tra, thì Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội hay Kiểm toán Nhà nước, Hội đồng nhân các cấp, các đoàn Đại biểu Quốc hội… phải nêu cao vai trò tham gia xây dựng Luật.

“Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Bộ TNMT phải là các cơ quan đầu mối giúp Quốc hội, Chính phủ tổ chức việc huy động sự đóng góp của toàn thể Nhân dân, các nhà khoa học cho dự án Luật”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Do đó, Chủ tịch Quốc hội cho rằng còn rất nhiều khó khăn, thách thức trong hoàn thiện dự án Luật, nên các cơ quan không được sớm chủ quan, phải nêu cao trách nhiệm trước Đảng, và Nhân dân trong hoàn hiện Luật.

Chủ tịch Quốc hội giao Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tham mưu Kế hoạch của Quốc hội thực hiện các nhiệm vụ đối với xây dựng dự án Luật đất đai sửa đổi, trong đó có việc lấy ý kiến góp ý của Nhân dân theo quy định của pháp luật.

Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: Doãn Tấn

Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: Doãn Tấn

Phân chia trách nhiệm cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các cơ quan của Quốc hội, các Ban thuộc UBTVQH, Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh, thành phố, các đoàn đại biểu Quốc hội và có kế hoạch trao đổi thông tin sớm về Hồ sơ dự án Luật, các kết quả nghiên cứu, báo cáo tổng kết việc thực hiện Luật hiện hành, báo cáo đánh giá rà soát các pháp luật liên quan tới đất đai.

Đối với việc lấy ý kiến Nhân dân, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu phải đặt ra các việc cụ thể, được thuyết minh rõ ràng, gắn với trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị tiếp thu ý kiến góp ý của Nhân dân.

Bốn là, về các nội dung lớn của dự thảo Luật, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các các cơ quan tiếp tục phối hợp rà soát, đánh giá kỹ lưỡng từ cơ sở pháp lý, thực tiễn tới thực trạng, xu hướng để xác định rõ các vấn đề này.

Nhấn mạnh tới vai trò của thông tin, truyền thông trong xây dựng Luật Đất đai, Chủ tịch Quốc hội cũng giao Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Tổng Thư ký Quốc hội xây dựng Đề án truyền thông việc thực hiện Nghị quyết 18 của Trung ương và Kế hoạch của Quốc hội thực hiện Nghị quyết 18, Kế hoạch của Đảng đoàn Quốc hội thực hiện Nghị quyết 18 và việc xây dựng Luật Đất đai sửa đổi, bảo đảm các yêu cầu: bài bản, khoa học, truyền tải thông tin chính xác, chỉ rõ các nội dung mới, nội dung cần sửa đổi, nội dung bổ sung, nội dung vừa sửa đổi vừa bổ sung đồng thời hết sức cầu thị tiếp thu lắng nghe các ý kiến góp ý của Nhân dân.

Nhấn mạnh việc sửa đổi Luật Đất đai hiện hành là vô cùng hệ trọng và rất khó khăn, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức phải triển khai tích cực, bài bản, khoa học.

Do đó, việc trình dự thảo lần thứ nhất ra Quốc hội có ý nghĩa rất quan trọng nhắm hướng tới mục tiêu cuối cùng khi xây dựng, hoàn thiện dự án Luật này là bảo đảm tính thông suốt, công khai, minh bạch để cả nhà nước và tư nhân làm cũng không ai phải sợ sai.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chính phủ trình hồ sơ dự án Luật Đất đai trước ngày 1/9 tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713451385 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713451385 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10