Chính sách cần tạo nội lực để phát triển kinh tế tư nhân

Diendandoanhnghiep.vn Đó là chia sẻ của PGS.TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam tại hội thảo với chủ đề: "Kinh tế Việt Nam 2023: SMEs đối diện và vượt bão".

>> Ổn định môi trường pháp lý để phát triển kinh tế tư nhân

fd

Hội thảo: "Kinh tế Việt Nam 2023: SMEs đối diện và vượt bão"

Hội thảo do Tổ chức Giáo dục Đào tạo PTI và  PBS đã phối hợp cùng Học viện ABE và các đối tác thân hữu tổ chức. Chuyên gia Nguyễn Hoàng Phương - Chủ tịch Hội đồng giảng huấn Tổ chức Đào tạo chất lượng cao PBS, CT Học viện ABE cho biết: “Năm 2023 dự báo là một năm có nhiều thách thức với các doanh nghiệp do ảnh hưởng của khó khăn kinh tế cùng với sự cạnh tranh khốc liệt của những hình thức thương mại mới. Đây là giai đoạn thử thách và cũng là áp lực để doanh nhân phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo mở, thích nghi với hoàn cảnh.”

Ông khẳng định vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế tư nhân và cho thấy những tín hiệu tích cực đối với sự phát triển của cộng đồng SMEs là sự công nhận về mặt quan điểm lãnh đạo. Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững trong cuộc đua có tính cạnh tranh rất mở và nhanh này, các SME cần phải học tập, đào tạo không ngừng, có ý chí và tinh thần cầu tiến hội nhập.

fd

PGS.TS Trần Đình Thiên

Chia sẻ tại Hội thảo, PGS.TS Trần Đình Thiên cho biết, sự suy giảm của nền kinh tế thế giới buộc các doanh nghiệp phải tư duy lại để phục vụ cho sự phát triển bền vững. Vị chuyên gia cho rằng không chỉ riêng năm 2023 khó khăn mà sẽ là cả một thập niên mất mát của nền kinh tế toàn cầu, đây là điều cần đặc biệt chú ý với Việt Nam – một nước đang phát triển. Tuy nhiên, ông Thiên cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, lạm phát ngày càng tăng cao, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng mặc dù tỷ trọng không cao, có thể thấy đây là dấu hiệu tốt, làm tiền đề cho sự phát triển và động lực để vượt qua những khó khăn trong giai đoạn mới của tương lai. Do vậy, hệ thống chính sách cần tạo nội lực quan trọng để phát triển kinh tế tư nhân. Đây chính là khu vực tạo ra nhiều GDP cho đất nước.

Theo vị chuyên gia này, năm 2023 cơ hội đến từ thị trường trường nội địa và hội nhập quốc tế với 16 FTAs. Do đó, cần tiếp cận chiến lược mới: thời cơ cho đổi mới tư duy, đổi mới mô hình tăng trưởng với 3 trụ cột: Khu vực công hiệu quả là động lực quyết định; Thúc đẩy khu vực tư nhân nội địa với “tâm” và “tầm” khác; Kinh tế số - khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với cách tiếp cận thời đại – dân tộc.

Cùng chung ý kiến với ông Thiên về bối cảnh kinh tế Việt Nam 2023, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, chỉ ra các yếu tố khó khăn cho doanh nghiệp. Trong đó, có môi trường lãi suất cao; kinh tế suy giảm những tín hiệu tốt là có thể đánh giá nhẹ nhàng và chỉ trong thời gian ngắn trong 1 năm; thị trường tài chính tiền tệ toàn cầu rủi ro tác động đến Việt Nam. Theo ông Lực, niềm tin và sự lạc quan là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp vượt bão trong bối cảnh nhiều khó khăn. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chính sách cần tạo nội lực để phát triển kinh tế tư nhân tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713531410 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713531410 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10