Chính sách phát triển kinh tế ở vùng trồng Quốc bảo Tu Mơ Rông

Diendandoanhnghiep.vn Huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) là địa phương sở hữu những đặc sản về ẩm thực, dược liệu và vẻ đẹp tự nhiên đa dạng, đây chính là cốt lõi để huyện có những kế hoạch phát triển kinh tế riêng.

>>Sức ép và triển vọng của ngành ngân hàng năm 2023

Để đưa sâm Ngọc Linh lên một vị thế mới, mới đây huyện Tu Mơ Rông đã tổ chức giới thiệu phiên chợ sâm Ngọc Linh lần 2. Trong phiên chợ lần này sẽ có những chương trình tập trung khai thác giá trị của Quốc bảo, gắn với phát triển du lịch để nâng cao đời sống người dân trên địa bàn.

Dự kiến phiên chợ Sâm Ngọc linh lần 2 diễn ra từ ngày 6-8/2/2023 với tổng số 50 gian hàng trưng bày sâm Ngọc Linh và các sản phẩm liên quan đến sâm như: Sơn tra, sâm dây… và 7 khu vực tư vấn việc làm, du lịch.

Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông trả lời báo chí về các chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông trả lời báo chí về các chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Để phát huy vị thế của sâm Ngọc Linh, ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho hay: “Sản phẩm sâm Ngọc Linh bán ra sẽ có giấy chứng nhận sâm thật và được lực lượng chức năng kiểm tra ngay tại chỗ, được đảm bảo về chất lượng. Khách hàng có thể yêu cầu kiểm nghiệm theo nơi mình tin tưởng. Quy trình sản xuất sâm Ngọc Linh của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã được địa phương thống kê và làm mã chứng nhận. Nếu những người trong danh sách sản xuất sâm bán sâm không đảm bảo chất lượng huyện sẽ có cơ chế xử lý ngay, để đảm bảo quyền lợi của khách hàng và danh tiếng của Quốc bảo sâm Ngọc Linh.”

Cũng trong phiên chợ lần này, ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết thêm, người dân, doanh nghiệp muốn tham gia phiên chợ phải có giấy chứng nhận nguồn gốc, vùng trồng rõ ràng, giấy mua bán sâm được địa phương xác nhận.

Các cây dược liệu quý được phát triển tốt dưới tán rừng ở huyện Tu Mơ Rông.

Các cây dược liệu quý được phát triển tốt dưới tán rừng ở huyện Tu Mơ Rông.

Huyện Tu Mơ Rông hiện sở hữu tổng diện tích đất tự nhiên trên 85.700ha, trong đó có gần 56 nghìn ha đất lâm nghiệp; có 11 đơn vị hành chính cấp xã với dân số vào khoảng trên 28.000 người, trong đó trên 95% là đồng bào dân tộc Xơ Đăng. Hạ tầng giao thông đi lại tương đối thuận lợi, tuyến Quốc lộ 40B nối liền với huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam; tỉnh lộ 672 đi các xã phía tây và các tuyến đường liên xã, liên thôn đã được nhựa hóa và bê tông hóa.

Địa phương được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu mát mẻ quanh năm, với độ che phủ của rừng chiếm gần 67%, là điều kiện lý tưởng để các loại cây dược liệu quý hiếm sinh trưởng và phát triển như: Sâm Ngọc Linh, Hồng đẳng sâm, đương quy, ngũ vị tử, sơn tra, lan kim tuyến (loài này được đưa vào sách đỏ của Việt Nam có sự bảo vệ nghiêm ngặt). Trong đó, đặc biệt cây Sâm Ngọc Linh được biết đến là loại dược liệu đặc hữu quý hiếm bậc nhất thế giới cần được nhân giống và bảo tồn, có một số vị trí đẹp để phục vụ du khách đến tham quan, tìm hiểu, tạo một nét đặc trưng riêng mà không nơi nào có, đó là du lịch gắn với dược liệu.

Ngoài ra, Thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Tỉnh ủy về phát triển Du lịch, huyện cũng đã ban hành một số đề án chương trình, Kế hoạch như: Đề án số 01/ĐA-UBND về Đề án phát triển du lịch gắn với phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Tu Mơ Rông giai đoạn 2020 đến năm 2025"; Đề án Phát triển du lịch cộng đồng gắn với thác Siu Puông và tham quan mô hình Sâm Ngọc Linh tại xã Đăk Na, nhằm khai thác tốt các tiềm năng thế mạnh của huyện về du lịch. Xây dựng hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận các điểm du lịch theo luật du lịch: Điểm du Lịch cộng đồng thôn Pu tá xã Măng Ri, Điểm du lịch Khu Di tích lịch sử cách mạng Căn cứ Tỉnh ủy Măng Ri, điểm Du lịch thác Đa Tầng tại xã Tê Xăng, Điểm Du lịch Thác Siu Puông xã Đăk Na.

Hạ tầng giao thông huyện Tu Mơ Rông được cải thiện đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch ở địa phương.

Hạ tầng giao thông huyện Tu Mơ Rông được cải thiện đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch ở địa phương.

Huyện cũng cam kết ưu tiên dành quỹ đất, các vị trí thuận lợi, tạo mọi điều kiện để cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đến đầu tư trong lĩnh vực Du lịch, hạ tầng phụ trợ du lịch tại trung tâm huyện phù hợp với quy hoạch chung của huyện.  Tổ chức liên kết du lịch chặt chẽ với các địa phương, các đơn vị lữ hành, các công ty du lịch, các nhà đầu tư du lịch trong và ngoài tỉnh để phối hợp khai thác tiềm năng chung của huyện, hình thành tuyến du lịch và các sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Không chỉ Tu Mơ Rông, mà nhiều địa phương khác cấp huyện, thị xã, thành phố ở khu vực Tây Nguyên cũng đang chọn cho mình những hướng đi riêng để khai thác tối đa tiềm năng lợi thế đang sở hữu.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chính sách phát triển kinh tế ở vùng trồng Quốc bảo Tu Mơ Rông tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711617878 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711617878 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10