Ngày càng nhiều doanh nghiệp sản xuất đầu tư lắp đặt điện mặt trời áp mái để chủ động nguồn điện, giảm chi phí sản xuất, kể cả các doanh nghiệp ở miền Bắc có bức xạ nhiệt thấp hơn.
>>>Giải bài toán chi phí cho doanh nghiệp thông qua đầu tư điện mặt trời áp mái
Là một trong những ngành tiếp cận sớm điện mặt trời áp mái, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang cho biết, các doanh nghiệp trong ngành thông qua nhiều hình thức khác nhau đã sử dụng năng lượng tái tạo thay thế cho điện lưới.
Thứ nhất, doanh nghiệp tự bỏ kinh phí đầu tư hệ thống điện mặt trời áp mái của những nhà cung cấp giải pháp (bao gồm cả phần cứng và thiết bị công nghệ). Thứ hai, các doanh nghiệp cung cấp giải pháp thuê mái của doanh nghiệp dệt may đầu tư hệ thống điện áp mái và doanh nghiệp dệt may được sử dụng điện năng từ nhà cung cấp với giá thấp hơn lưới điện từ 20 - 25%. Thứ ba, doanh nghiệp cung cấp giải pháp phối hợp, hợp tác với doanh nghiệp dệt may đầu tư hệ thống và khai thác trên cơ sở chia sẻ lợi ích.
Ngoài ra, với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều nhà sản xuất thiết bị, máy móc cho ngành dệt may đã không ngừng cải tiến chất lượng, cung ứng các dòng sản phẩm tiết kiệm điện từ 10-20% so với trước đây. Nhiều doanh nghiệp trong ngành đã từng bước tiếp cận lắp đặt sử dụng thiết bị giúp giảm chi phí.
Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhấn mạnh: sử dụng nguồn điện tái tạo, doanh nghiệp không bị phụ thuộc hay phải chi phí quá lớn cho nguồn điện. Đây cũng là giải pháp để doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn xanh về năng lượng trong hoạt động thương mại, đóng góp thiết thực trong việc thực hiện cam kết của Chính phủ phấn đấu đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Đồng quan điểm, ông Bùi Trung Kiên - Phó Chủ tịch công ty đầu tư CME Solar đánh giá: tiềm năng bức xạ của Việt Nam khá cao trong khi hệ thống áp mái của nhiều doanh nghiệp đang bỏ trống, sử dụng điện mặt trời áp mái có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với việc sử dụng năng lượng truyền thống. Với sự phát triển của công nghệ, giá thành sản xuất và lắp đặt các hệ thống điện mặt trời áp mái đã giảm đáng kể, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho lĩnh vực này.
“Với điện mặt trời áp mái, doanh nghiệp không còn lo lắng đến chuyện giải phóng mặt bằng cũng như không tạo áp lực lên hệ thống đường truyền, giúp doanh nghiệp tối ưu hoá chi phí sản xuất”, ông Bùi Trung Kiên đánh giá. Hiện các doanh nghiệp FDI nhanh nhạy trong việc chuyển đổi sử dụng điện mặt trời áp mái. Đặc biệt, trước đây các doanh nghiệp lắp đặt điện áp mái tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Nam nhưng gần đây, nhiều doanh nghiệp tại miền Bắc quan tâm và chuyển đổi sử dụng dù bức xạ thấp hơn.
“Gần đây, nhiều nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm đối tác ở Việt Nam đều quan tâm đến việc doanh nghiệp trong nước đã sử dụng năng lượng sạch chưa. Điều này này cho thấy, năng lượng sạch trở thành một trong những yêu cầu thu hút FDI”, ông Bùi Trung Kiên cho biết thêm.
Mặc dù có nhiều lợi thế nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận và đầu tư điện mặt trời áp mái, nhất là khi cơ chế để hỗ trợ doanh nghiệp giải bài toán khó khăn lại chưa có. Theo Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, điều quyết định để doanh nghiệp đầu tư năng lượng sạch là nguồn tài chính nhưng với doanh nghiệp SME đây là thách thức. Không phải doanh nghiệp nào cũng có năng lực tài chính và không phải ngân hàng thương mại nào cũng có nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp.
Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến kỹ thuật khác như chưa có tiêu chuẩn thống nhất trên cả nước đảm bảo an toàn trong công tác lắp đặt, nhất là pin năng lượng mặt trời được sản xuất từ nhiều quốc gia khác nhau; chưa có chính sách cho việc đấu nối công suất dư thừa; chính sách khuyến khích cho mái nhà xưởng, khu công nghiệp…
Không chỉ các doanh nghiệp sản xuất có nhu cầu đầu tư, theo ông Bùi Trung Kiên, năng lượng điện mặt trời áp mái đã trở thành một trong những lĩnh vực thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, bao gồm các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, để đón nhận dòng vốn mới chất lượng cao trong lĩnh vực này, các nhà đầu tư mong muốn quy định pháp lý có định hướng rõ ràng để bảo vệ quyền lợi, giảm thiểu rủi ro cũng như chính sách hấp dẫn và môi trường kinh doanh thân thiện.
Có thể bạn quan tâm
Bộ Công Thương đề xuất “gỡ khó” điện mặt trời mái nhà
03:00, 19/06/2023
Phó Thủ tướng “thúc” hoàn thiện cơ chế khuyến khích điện mặt trời mái nhà
22:36, 10/06/2023
Dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp: Khi nào mới có giá bán chính thức?
11:30, 06/06/2023
Dự án điện mặt trời của Bamboo Capital đi đầu về vận hành thương mại
11:42, 01/06/2023
Quy định về PCCC đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà
05:00, 27/05/2023
Phát triển điện mặt trời mái nhà “tự dùng” có lợi cho các bên tham gia
04:00, 24/05/2023
Thống nhất mức giá tạm thời với 15 nhà máy điện gió, điện mặt trời
10:45, 21/05/2023
Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với các dự án điện gió, điện mặt trời đã hoàn thành
08:07, 18/05/2023
Điện mặt trời mái nhà, cần ban hành chính sách đột phá để phát triển
05:00, 06/05/2023
Điện mặt trời mái nhà: Cần có quy định cụ thể cho mô hình tự dùng
05:00, 02/05/2023
Điện mặt trời mái nhà: Giúp doanh nghiệp sớm đạt mục tiêu "xanh hóa"
07:09, 29/04/2023
Bộ Công Thương yêu cầu EVN sớm thống nhất giá điện gió, điện mặt trời
12:00, 04/04/2023
Tín chỉ RECs vẫn có được từ các hệ thống điện mặt trời mái nhà
10:17, 27/03/2023
TP.HCM xin cơ chế đặc thù đầu tư điện mặt trời mái nhà: Giá FIT cần áp dụng linh hoạt hơn!
16:54, 10/03/2023