Chủ tịch Hạ viện Mỹ tới Châu Á, không đề cập đến Đài Loan

CẨM ANH 01/08/2022 15:07

Theo thông báo chính thức, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi bắt đầu chuyến công du tới 4 quốc gia châu Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Singapore mà không đề cập đến Đài Loan.

>>Chủ tịch Hạ viện Mỹ dự kiến tới Đài Loan: Trung Quốc cảnh báo Mỹ "đừng đùa với lửa"

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đang tiến hành chuyến công du 4 nước châu Á

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đang tiến hành chuyến công du 4 nước châu Á

Được biết, phái đoàn của Mỹ tới thăm Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương để "tái khẳng định cam kết mạnh mẽ và không dao động của Mỹ với các đồng minh và đối tác trong khu vực". Hiện phái đoàn của bà Pelosi đã rời Hawaii và sẽ dừng chân ở 4 nước châu Á, tiến hành những cuộc gặp cấp cao với lãnh đạo các nước này để thảo luận về việc thúc đẩy "những lợi ích và giá trị chung", bao gồm hòa bình và an ninh.

Đáng chú ý, thông báo trên không đề cập đến Đài Loan. Trước đó, bà Pelosi được cho là có kế hoạch thăm Đài Loan vào tháng 4/2022 nhưng chuyến công du này đã bị hoãn do bà nhiễm COVID-19. Những thông tin gần đây cho biết bà Pelosi vẫn có ý định thăm Đài Loan vào tháng 8 năm nay đã khiến Bắc Kinh giận dữ và đe dọa sẽ thực hiện những biện pháp quân sự đáp trả.

Thậm chí, trong cuộc điện đàm mới đây giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Joe Biden, vấn đề này cũng được các nhà lãnh đạo 2 nước nhắc tới. Chủ tịch Tập Cận Bình nhắc nhở nhà lãnh đạo Mỹ nên thận trọng trong từng bước đi và chú ý đến lợi ích của Bắc Kinh trong những vấn đề mà họ xem là "thuộc về chủ quyền" và nhấn mạnh Mỹ không nên "đùa với lửa".

Theo các chuyên gia, tuy danh sách các địa điểm công du của bà Pelosi không đề cập đến Đài Loan, tuy nhiên, đây vẫn là chuyến thăm diễn ra trong bầu không khí căng thẳng. Rõ ràng việc hòn đảo có khả năng lần đầu tiếp đón một Chủ tịch Hạ viện Mỹ sau 25 năm không phải động thái dễ chịu với Trung Quốc, và Bắc Kinh đã nhiều lần cảnh báo sẽ có "biện pháp cứng rắn". Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ dường như không thể làm gì để thay đổi nghị trình của bà Pelosi. "Bộ Quốc phòng Mỹ nghĩ chuyến thăm Đài Loan không phải ý tưởng tốt vào lúc này", ông Biden chia sẻ.

Bên cạnh đó, Bắc Kinh từng có hoạt động tập trận quân sự mỗi khi các quan chức Mỹ đến khu vực châu Á, và lần này cũng không ngoại lệ. Trong bối cảnh chuyến thăm của bà Pelosi tới châu Á, ngày 30/7 vừa qua, Trung Quốc đã tập trận bắn đạn thật ngoài khơi tỉnh Phúc Kiến, cách bờ biển Đài Loan 120 km, dù trong thông báo chính thức của phía Mỹ không đề cập đến việc Bà Pelosi đến thăm Đài Loan.

>>Chủ đích đáng quan ngại của Trung Quốc trên Biển Đông

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trên màn hình) tại cuộc họp trực tuyến ngày 18/3/2022.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc họp trực tuyến ngày 18/3/2022.

Do đó, các chuyên gia cho rằng, trong trường hợp bà Pelosi đặt chân tới Đài Loan, đây sẽ là tia lửa duy nhất có thể thổi bùng tình huống căng thẳng này thành một cuộc khủng hoảng leo thang đến xung đột quân sự. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn tránh chiến tranh với Hoa Kỳ, nhưng có thể sẵn sàng có các hành động leo thang vào thời điểm hiện tại.

Theo các chuyên gia quân sự tại Washington, từ quan điểm chiến lược của Hoa Kỳ, việc đối đấu quân sự với Trung Quốc là một viễn cảnh tồi tệ. Trên thực tế, ngay cả các Nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ cũng đang chia rẽ về chuyến đi của bà Pelosi.

Trao đổi trên NewYork Times, ông Bonnie S. Glaser, Giám đốc chương trình châu Á tại Quỹ Marshall của Hoa Kỳ cho biết, Washington và Bắc Kinh phải ngừng leo thang và thông báo rõ ràng các mối quan tâm và ranh giới đỏ của họ. Điều này càng khó hơn trong bối cảnh người Mỹ mất cảm tình với thông điệp của Bắc Kinh. Tuy nhiên, có những cách mà các nhà lãnh đạo có thể thực hiện để giảm căng thẳng.

"Điều cần thiết nhất lúc này là bà Pelosi không nên tiến hành bất kỳ chuyến thăm nào tới Đài Loan để chính quyền Biden có thể đưa ra một chính sách rõ ràng và nhất quán đối với hòn đảo này thông qua việc xây dựng sự đồng thuận lưỡng đảng để nhấn mạnh mục tiêu hàng đầu của Mỹ là ngăn chặn việc Trung Quốc sử dụng vũ lực với Đài Loan và duy trì hòa bình ở khu vực này. Mỹ có thể đưa ra các biện pháp mà hai nước có thể cùng thực hiện để ổn định tình hình", ông Bonnie S. Glaser khuyến nghị.

Chính quyền ông Biden đang có những bước đi mạo hiểm hơn người tiền nhiệm Donald Trump. Dù quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc dưới thời ông Trump có nhiều rạn nứt, tuy nhiên Washington không có nhiều động thái động chạm tới Đài Loan trong nhiệm kỳ cựu Tổng thống Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

  • Mỹ- Nhật Bản thúc đẩy hình thành khối

    Mỹ- Nhật Bản thúc đẩy hình thành khối "NATO kinh tế"

    04:00, 01/08/2022

  • Chủ tịch Hạ viện Mỹ dự kiến tới Đài Loan: Trung Quốc cảnh báo Mỹ

    Chủ tịch Hạ viện Mỹ dự kiến tới Đài Loan: Trung Quốc cảnh báo Mỹ "đừng đùa với lửa"

    04:30, 29/07/2022

  • Mỹ tìm cách kiềm chế Trung Quốc ở Ấn Độ- Thái Bình Dương

    Mỹ tìm cách kiềm chế Trung Quốc ở Ấn Độ- Thái Bình Dương

    04:00, 27/07/2022

  • Trung Quốc và Mỹ “dằn mặt” nhau trên Biển Đông

    Trung Quốc và Mỹ “dằn mặt” nhau trên Biển Đông

    05:00, 15/07/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chủ tịch Hạ viện Mỹ tới Châu Á, không đề cập đến Đài Loan
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO