Thị trường chứng khoán đang tiềm ẩn nhiều rủi ro khi đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp. Do đó, nhà đầu tư (NĐT) nên chờ cơ hội giải ngân.
Trong 3 tuần hồi phục vừa qua, tuần giao dịch thứ 3 được đánh giá có dòng tiền vào mạnh nhất nhưng VN-Index dường như chỉ xoay quanh 1.370 điểm. Trong bối cảnh như vậy, kịch bản thị trường quay đầu giảm là rất cao trước bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay. Trên thực tế, điều đó đã xảy ra và chúng ta không nên đánh giá thấp nhịp bán vừa rồi. Nếu nhìn nhận lực bắt đáy tốt, nhưng chính lực bắt đáy này cũng sẽ tạo ra áp lực cho việc thị trường hồi phục. Nếu như NĐT sử dụng quá nhiều đòn bẩy để mua vào thì câu chuyện sẽ phải chốt lời hoặc bán cắt lỗ hoàn toàn có thể. Chúng ta luôn nhìn nhận nhịp tăng vừa qua chỉ là nhịp phục hồi sau khi giảm mạnh đầu tháng 7. Vì thế, khó kỳ vọng thị trường sẽ quay lại 1.424 điểm.
Đến nay, hầu hết các tổ chức đều hạ dự báo so với trước đó, trong đó World Bank đánh giá tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ đạt 4,8% so với 4,9% trước đó.
Tuy nhiên trong ngắn hạn, việc dòng tiền bắt đáy vào cuộc và đà giảm giá đã có phần chững lại giúp NĐT kỳ vọng vào sự hồi phục. Có thể NĐT sẽ chờ đợi nhiều hơn nữa thông tin tích cực như vaccine, hay tỷ lệ nhiễm COVID-19 giảm, hay nhiều tỉnh thành sẽ gỡ dần giãn cách và khôi phục kinh tế. Kỳ vọng này có thể giúp thị trường chững lại quanh 1.300 điểm (+/-20) trong thời gian trước mắt.
Sẽ khó có ngành nào đủ sức dẫn dắt thị trường vào lúc này, kể cả những ngành như bất động sản, ngân hàng, thép... Sự phân hóa này là điều mà NĐT lo ngại, và cũng là nguyên nhân của những nhịp giảm tiếp theo nếu có thông tin tiêu cực hơn. NĐT chưa nên vội giải ngân vào lúc này nhưng cũng không quá bi quan với thị trường. Bởi trong những giai đoạn như hiện nay thì nhiều doanh nghiệp lớn mạnh sẽ có điều kiện cầm cự để vượt qua đại dịch.
Có thể bạn quan tâm