Chứng khoán quốc tế: Thị trường mới nổi vẫn còn dư địa phục hồi

DIỄM NGỌC 04/06/2023 04:50

Rủi ro suy thoái của Hoa Kỳ dần hiện hữu đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến các thị trường chứng khoán mới nổi. Tuy nhiên, tiềm năng phục hồi của Trung Quốc còn lớn có thể giúp hoá giải điều này.

>>Chứng khoán tháng 6: Còn tác động của trái phiếu, rủi ro giảm đáng kể

Lợi nhuận từ đầu năm đến nay của cổ phiếu thị trường mới nổi bị tụt hậu so với lợi nhuận ở các thị trường phát triển. Sự khác biệt này đã xảy ra bất chấp sự phục hồi của thị trường chứng khoán toàn cầu, đồng đô la Mỹ yếu hơn và sức mạnh của nền kinh tế Trung Quốc, vốn thường tạo ra một bối cảnh “màu mỡ” để thị trường chứng khoán của các quốc gia mới nổi hoạt động tốt hơn.

Nền kinh tế Hoa Kỳ vốn vẫn kiên cường trước chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) kể từ năm ngoái

Nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn kiên cường trước chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) kể từ năm ngoái

Theo bà Sylvia Sheng, chiến lược gia tại JP Morgan Asset Management, có hai yếu tố chính thúc đẩy mức hiệu suất của thị trường phát triển đó là: Thứ nhất, các nền kinh tế phát triển đã duy trì tốt hơn nhiều so với dự đoán của nhiều người vào đầu năm nay. Điều này đặc biệt đúng đối với nền kinh tế Hoa Kỳ, vốn vẫn kiên cường trước chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) kể từ năm ngoái.

Mặc dù tăng trưởng GDP trong quý đầu tiên năm 2023 của Hoa Kỳ không đạt được kỳ vọng của thị trường, nhưng nó chủ yếu bị kéo xuống bởi sự sụt giảm hàng tồn kho. Doanh số bán hàng cuối cùng trong nước, thước đo tốt hơn về nhu cầu nội địa cơ bản của Hoa Kỳ tăng 3,3% với tốc độ hàng năm, hiệu suất mạnh nhất kể từ quý 2/2021, dẫn đầu là tiêu dùng hộ gia đình. Dữ liệu thị trường lao động gần đây cũng chỉ ra sức mạnh tiếp tục duy trì với bảng lương tăng mạnh trong tháng 4 và tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp trong nhiều thập kỷ.

Ở châu Âu, cuộc khủng hoảng khí đốt tự nhiên trong mùa đông ít gây hại hơn so với khả năng xảy ra do sự kết hợp giữa nhập khẩu khí LNG và thời tiết ôn hòa. Do đó, tâm lý của khu vực tư nhân đã được cải thiện trong những tháng gần đây nhờ giá xăng giảm.

Trong khi đó, sự phục hồi kinh tế ở Nhật Bản đang mạnh lên nhờ sự phục hồi của tiêu dùng tư nhân trong bối cảnh tiền lương được cải thiện.

Thứ hai, sự phục hồi mạnh mẽ sau khi mở cửa trở lại ở Trung Quốc đã phần nào tạo ra tác động lan tỏa tích cực nhưng vẫn còn hạn chế ở các nền kinh tế mới nổi. Kể từ khi mở cửa trở lại vào tháng 1, nền kinh tế của Trung Quốc chủ yếu được dẫn dắt bởi sự phục hồi trong tiêu dùng dịch vụ khi nhu cầu bị dồn nén được giải tỏa, trong khi hoạt động sản xuất vẫn yếu, điều này đã được phản ánh trong các chỉ số quản lý mua hàng của tháng 5.

Đặc biệt, thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất của bất động sản Trung Quốc dường như đã qua. Tuy nhiên, nhu cầu hàng hóa công nghiệp yếu, nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc không tăng đáng kể nhất là đối với hàng hóa, đã làm hạn chế sự hỗ trợ của Trung Quốc tới các nền kinh tế thị trường mới nổi khác thông qua kênh thương mại.

>>Chứng khoán Mỹ có bị soán ngôi bởi các thị trường mới nổi?

Song, điều đó không có nghĩa là thị trường chứng khoán mới nổi không có cơ hội để bật lên. Bà Sylvia Sheng cũng nhấn mạnh, sự khác biệt về tăng trưởng có thể sẽ thuận lợi hơn cho Trung Quốc so với Mỹ, giai đoạn dễ dàng của quá trình phục hồi sau khi mở cửa trở lại đã kết thúc, nhưng nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang trên đà phục hồi tốt.

Thông thường cổ phiếu của các thị trường mới nổi sẽ gặp khó khăn khi nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái. Mặc dù rủi ro lớn xuất phát từ Mỹ, nhưng sự phục hồi theo chu kỳ của Trung Quốc mang đến tiềm năng to lớn

Thông thường cổ phiếu của các thị trường mới nổi sẽ gặp khó khăn khi nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, nhưng sự phục hồi theo chu kỳ của Trung Quốc đang mang đến tiềm năng to lớn

Trong đó, điểm sáng là khu vực dịch vụ sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng dần dần về việc làm và thu nhập. Niềm tin của người tiêu dùng được cải thiện hơn nữa, có khả năng dẫn đến việc giải phóng một phần khoản tiết kiệm dư thừa để hỗ trợ phục hồi tiêu dùng.

“Nếu tăng trưởng kinh tế mất đà hơn, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có thể sẽ triển khai nới lỏng bổ sung. Với việc các ngân hàng hạ lãi suất huy động trong bối cảnh lạm phát yếu, đồng thời giảm lãi suất cho vay...”, chuyên gia tại JP Morgan Asset Management phân tích.

Như vậy, nếu so sánh với Mỹ, mặc dù đà tăng trưởng hiện tại có vẻ ổn và tiêu dùng hộ gia đình vẫn ổn định, nhưng chúng ta cũng đang thấy hành vi kinh doanh thận trọng hơn, phản ánh tâm lý yếu hơn tại nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Hơn nữa, sự gián đoạn do những hỗn loạn của khu vực ngân hàng khu vực Hoa Kỳ xảy ra vừa qua vẫn chưa hoàn toàn biến mất. Về mặt tích cực, hoạt động cho vay khẩn cấp từ Fed đã giúp căng thẳng trên thị trường lắng xuống. Tuy nhiên, các điều kiện tín dụng có thể sẽ thắt chặt hơn khi các ngân hàng trong khu vực sửa chữa bảng cân đối kế toán của họ và tác động tiêu cực liên quan đến nền kinh tế Mỹ sẽ mất nhiều thời gian hơn để phục hồi trở lại.

Một vị chuyên gia bình luận, thông thường cổ phiếu của các thị trường mới nổi sẽ gặp khó khăn khi nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái. Mặc dù rủi ro lớn xuất phát từ Mỹ, nhưng sự phục hồi theo chu kỳ của Trung Quốc mang đến tiềm năng to lớn. Do đó, thị trường chứng khoán tại các thị trường mới nổi vẫn có cơ hội phục hồi, đặc biệt, được hỗ trợ bởi bối cảnh vĩ mô thuận lợi ở Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm

  • Chứng khoán Mỹ có bị soán ngôi bởi các thị trường mới nổi?

    05:13, 04/02/2023

  • Việt Nam là lựa chọn hàng đầu trong nhóm thị trường mới nổi

    13:11, 10/09/2022

  • Dòng chảy vốn vào thị trường mới nổi tích cực trở lại

    05:20, 17/02/2023

  • Vốn đầu tư cổ phiếu thị trường mới nổi tăng mạnh, ETF ở Việt Nam đảo chiều

    13:42, 09/05/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chứng khoán quốc tế: Thị trường mới nổi vẫn còn dư địa phục hồi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO