Chuỗi giá trị mới hậu khủng hoảng

Diendandoanhnghiep.vn FTA và FDI có vai trò quan trọng để tái cấu trúc chuỗi giá trị toàn cầu với sự tham gia sâu hơn của những nền kinh tế mới nổi.

 Mỹ cần hợp tác với Việt Nam tại khu vực Châu Á để tạo ra chuỗi giá trị mới không có sự hiện diện của Trung Quốc.p/(Ảnh: Diễn đàn “Thúc đẩy Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ trong hoàn cảnh mới” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức)

Mỹ cần hợp tác với Việt Nam tại khu vực Châu Á để tạo ra chuỗi giá trị mới không có sự hiện diện của Trung Quốc. (Ảnh: Diễn đàn “Thúc đẩy Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ trong hoàn cảnh mới” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức).

Chuỗi giá trị mới sẽ góp phần tháo gỡ các nút thắt hiện nay, thúc đẩy sản xuất, phân phối, tiêu dùng dịch chuyển lại gần nhau hơn…

Yêu cầu mới

Dịch bệnh đã dội “gáo nước lạnh” vào chuỗi giá trị toàn cầu, làm phơi lộ ra nhiều điểm yếu cần khắc phục. Chỉ một bến cảng ở Trung Quốc bị phong tỏa khiến Châu Âu và Mỹ rơi vào “cơn khát” hàng hóa; hay sự cố mất điện và thiếu con chip ở các trung tâm công nghiệp tại Trung Quốc đã làm “phá sản” kế hoạch phân phối sản phẩm mới của Apple tại Việt Nam...

Bà Hoàng Thu Thủy- Phó Tổng Giám đốc phụ trách Bộ phận Mua hàng Toàn cầu, Panasonic Việt Nam cho biết: “COVID-19 đã ảnh hưởng đáng kể đối với sản phẩm của chúng tôi tại Việt Nam. Đặc biệt, đại dịch ảnh hưởng đến cả nguyên liệu và linh kiện từ các nhà cung cấp nước ngoài, nhất là châu Á.”

Trước thực trạng trên, một chuỗi giá trị toàn cầu mới, linh hoạt sẽ góp phần thu hẹp khoảng cách địa lý; tích hợp nhiều công đoạn sản xuất hơn vào một chỉ dẫn địa lý. Thậm chí, nó sẽ góp phần tăng cường kết nối theo chiều dọc những doanh nghiệp cùng ngành để tạo thành những tổ hợp “tự cung tự cấp”.

Nội - ngoại lực kết hợp

Các chuyên gia cho rằng các Hiệp định Thương mại tư do (FTAs) và vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sẽ đóng vai trò kết nối với chuỗi giá trị toàn cầu.

Hiện nay, FTAs đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, giúp tạo ra thị trường thống nhất vận hành trong khung khổ pháp lý chung, bao gồm quy định về nguồn gốc nguyên liệu, xuất xứ thành phẩm, ưu đãi thuế quan,… Đây là các điều kiện lý tưởng để hình thành chuỗi giá trị thế hệ mới.

Chẳng hạn, ASEAN và Ấn Độ có thể cùng nhau thiết kế chuỗi giá trị hàng may mặc mới; ASEAN và Nhật Bản, Hàn Quốc hoàn toàn đảm đương một chuỗi giá trị điện tử, công nghệ viễn thông…

Trong khi đó, FDI giúp các nước đang phát triển tiếp cận tốt hơn với nguồn vốn dồi dào, công nghệ tiên tiến. Điều này là hiển nhiên, song đã đến lúc các doanh nghiệp toàn cầu cần chia sẻ công nghệ mạnh dạn hơn để các nước nhận đầu tư có thể đảm nhiệm tốt hơn công nghiệp hỗ trợ nội địa. Nghĩa là Samsung, Panasonic có thể hoàn thiện sản phẩm ở Việt Nam mà không cần chờ nguồn cung linh kiện bên ngoài. Đây chính là tương lai của chuỗi giá trị mới.

Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung có lợi thế đặc biệt từ vị trí “địa chính trị” đang nắm giữ. Người Mỹ cần chúng ta hợp tác với họ tại khu vực, trước tiên để tạo ra chuỗi giá trị mới không có sự hiện diện của Trung Quốc. Chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ đến ASEAN mới đây sẽ thúc đẩy “khung cam kết mạnh” ở ba lĩnh vực có tầm nhìn xa là trí tuệ nhân tạo, kiểm soát xuất khẩu và kiểm soát thương mại.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chuỗi giá trị mới hậu khủng hoảng tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714588357 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714588357 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10