Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 86/NQ-CP về phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội.
>>> Kiến giải phát triển thị trường vốn trong bối cảnh bình thường mới
Nghị quyết khẳng định thông điệp và quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ đối với định hướng phát triển thị trường vốn, trong đó muốn nâng hạng thị trường từ cận biên lên mới nổi thì sẽ cần nhiều điều kiện đi kèm. Minh bạch là tiên quyết.
Những tháng qua, Chính phủ đã liên tục có các động thái để bảo vệ nhà đầu tư trên thị trường, xóa các nguy cơ phi minh bạch làm mất niềm tin của nhà đầu tư. Các quyết sách mạnh của Chính phủ có tác động ổn định và là nền tảng cho dài hạn, thúc đẩy thị trường làm đúng vai trò kênh dẫn vốn trung dài hạn.
Những suy giảm của thị trường và phản ứng với các tin đồn giờ đây gần như đã đi vào trạng thái bão hòa, nhưng “cuộc chiến” để minh bạch thị trường vốn vẫn còn tiếp diễn. Cũng như, nhu cầu khơi thông dòng tiền từ thị trường vốn để đáp ứng trong số 3,15 triệu tỷ đồng/năm vốn đầu tư toàn xã hội cho nền kinh tế giai đoạn 2022-2025 vẫn đang tiếp diễn.
TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn Tài chính Tiền tệ quốc gia cho rằng, cần có chương trình giáo dục tài chính quốc gia để cải thiện điều này.
Có lẽ, gần hơn và mở rộng hơn, cần có chương trình quốc gia về thị trường vốn, với các cột mốc rõ ràng về lộ trình hoàn thiện hành lang pháp lý, bổ sung nâng cấp hạ tầng cứng và mềm mới, các sản phẩm mới… Qua đó, là bức tranh tổng quan và hướng đi minh bạch hoàn toàn cho thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Thị trường vốn nợ bền vững ASEAN: "Chuộng" trái phiếu xanh, khoản vay xanh
04:50, 25/06/2022
DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM: Xây dựng thị trường vốn minh bạch, hiệu quả
10:00, 05/06/2022
Mở rộng đối tượng tham gia thị trường vốn
05:30, 24/02/2022
Bộ Công an nhận định gì về các hành vi vi phạm trên thị trường vốn?
17:38, 22/04/2022