Chuyện “con lãi, mẹ lỗ” và đề xuất tăng giá điện của EVN

Diendandoanhnghiep.vn Công bố thua lỗ hơn 26.000 tỉ đồng trong năm 2022 và quý I/2023, EVN đang chờ được duyệt đề xuất tăng giá điện. Điều lạ là nhiều công ty điện, thậm chí những công ty con của EVN đều báo lãi…

>>EVN kêu lỗ lớn, giá điện lại “phập phồng”

hihihihihi

Năm 2022 và quý I/2023, EVN đã lỗ hơn 26.235 tỷ đồng. Ảnh minh họa

Nhiều công ty con đồng loạt lãi “khủng”

Theo công bố từ Bộ Công Thương, trong khoản lỗ hơn 26.000 tỉ đồng của năm vừa qua vẫn còn các khoản chưa hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện. Đó là các khoản chênh lệch tỷ giá theo hợp đồng mua bán điện của các đơn vị phát điện từ năm 2019 - 2022 khoảng hơn 14.700 tỉ đồng. Như vậy nếu cộng khoản này thì số lỗ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ còn cao hơn.

Tuy nhiên, trái ngược với tình trạng thua lỗ nặng nề của EVN, hầu hết các công ty thủy điện, nhiệt điện đều có một năm "bội thu", tăng trưởng cao so với năm 2021.

Có thể kể đến như Công ty CP thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh đã kết thúc năm 2022 với doanh thu thuần 3.084 tỉ đồng, tăng trưởng 91% so với năm 2021 và vượt hơn 52% so với kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế cả năm của công ty đạt 1.264,8 tỉ đồng, vượt 40,8% so với kế hoạch năm và tăng gấp 3 lần mức lãi của năm trước đó. Vĩnh Sơn - Sông Hinh cũng ghi nhận tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt 53,54%. Hiện Tổng công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3) là công ty con của Tập đoàn EVN nắm giữ gần 31% vốn tại Vĩnh Sơn - Sông Hinh.

Hay Công ty CP thủy điện Thác Bà cũng có 30% vốn của EVNGENCO3 báo đạt doanh thu hơn 742 tỉ đồng, tăng 44,2% và lợi nhuận sau thuế lên đến hơn 378,7 tỉ đồng, tăng 80,8% so với năm 2021… Đáng chú ý biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp thủy điện đều tăng cao, hầu hết đạt từ 40% trở lên.

Không thuận lợi như thủy điện với lượng nước lớn đổ về trong năm qua nhưng các công ty nhiệt điện cũng báo lãi khủng. Ví dụ Công ty CP Nhiệt điện Quảng Ninh đạt doanh thu thuần 10.417 tỉ đồng, tăng 21% và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 760 tỉ đồng, tăng 32% so với năm 2021 đồng thời vượt 76% kế hoạch cả năm. Hiện Tổng công ty Phát điện 2 thuộc EVN sở hữu 40% vốn tại công ty này…

Thậm chí, những công ty phát điện là công ty con được hạch toán vào báo cáo của Tập đoàn EVN cũng ghi nhận kết quả kinh doanh khá cao. Điển hình, Tổng công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3) công bố cả năm 2022 đạt doanh thu thuần hợp nhất 47.287 tỉ đồng, tăng 25% so với năm 2021; lãi sau thuế đạt gần 2.550 tỉ đồng, tăng gần 30% so với kế hoạch năm.

Tương tự, Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) công bố năm vừa qua đối mặt nhiều thách thức như giá nguyên liệu đầu vào tăng cao; diễn biến thời tiết, thiên tai không theo quy luật tự nhiên, khó dự đoán... nhưng công ty đã đạt và vượt mọi chỉ tiêu kinh doanh. 

Theo Nghị quyết Đại hội cổ đông năm 2022, EVNGENCO 2 đặt kế hoạch đạt sản lượng gần 1,6 tỉ kWh; tổng doanh thu hơn 4.228 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 1.094 tỉ đồng. Kết quả hoạt động cả năm 2022 công ty chưa công bố nhưng báo cáo tài chính quý 3/2022 cho thấy tính đến hết tháng 9/2022, EVNGENCO2 đã đạt doanh thu thuần tổng cộng hơn 18.142 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 3.668 tỉ đồng, gần gấp đôi kế hoạch đặt ra…

Đáng chú ý, mới đây, công bố trong buổi Họp báo kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021-2022 của EVN do Bộ Công Thương tổ chức hồi cuối tháng 3/2023 cho thấy, năm 2022 và quý I/2023, EVN đã lỗ hơn 26.235 tỷ đồng. Ông Nguyễn Xuân Nam, Phó tổng giám đốc EVN cho rằng, với khoản lỗ lớn như vậy, việc cân đối tài chính của EVN rất khó khăn. Vì thế EVN cũng đề xuất, trình Bộ Công Thương, các cấp có thẩm quyền, Chính phủ nhằm điều chỉnh giá điện.

>>EVN cần chi tiết các khoản thua lỗ

trong khoản lỗ hơn 26.000 tỉ đồng của năm vừa qua vẫn còn các khoản chưa hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện.

Trong khoản lỗ hơn 26.000 tỉ đồng của năm vừa qua vẫn còn các khoản chưa hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện. Ảnh minh họa

Bất cập giá bán điện

Trao đổi với báo chí về nguyên nhân thua lỗ của EVN, chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú cho rằng, một trong số những vấn đề bất hợp lý xoay quanh câu chuyện giá điện là hiện giá bán điện sinh hoạt bình quân cho các hộ gia đình cao hơn giá bán cho doanh nghiệp. Đây có thể là lý do gây lỗ lớn thời gian qua của EVN.

"Giá điện bình quân cho tất cả các đối tượng trên cả nước từ tháng 3/2019 là 1.864,44 đồng/kWh, nhưng EVN đang bán lỗ cho sản xuất với giá hơn 1.500 đồng/kWh không phải giờ cao điểm. Giờ thấp điểm bán cho sản xuất chỉ có 970 đồng/kWh, cao điểm là 2.759 đồng/kWh. 

Trong khi đó, hai ngành có mức điện tiêu thụ lớn nhất hiện nay là công nghiệp và xây dựng, chiếm khoảng 54% trong cơ cấu tiêu thụ điện, nhưng lại đang được mua với giá thấp. Đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thua lỗ của EVN. Nhiều chuyên gia cũng đã cho rằng, bán giá "mềm" cho sản xuất quá lâu, đặc biệt là thấp hơn giá điện sinh hoạt là một sự bất cập lớn của EVN", ông Phú phân tích.

Quan trọng hơn theo ông Phú, có phải chính sách giá bán điện cho khối công nghiệp sản xuất mà chủ yếu các doanh nghiệp FDI thấp hơn là để khuyến khích thu hút đầu tư hay không? Liệu chính sách này có theo văn bản nào không? Bên cạnh đó, cần xem xét lại chính sách giá lũy tiến trong giá điện áp dụng cho các hộ gia đình. Chính sách giá này quá cao, lạc hậu trong bối cảnh hiện nay.

"Việc tăng giá điện ảnh hưởng đến toàn dân và cả nền kinh tế. Tôi cho rằng EVN phải có những công bố chi tiết, cụ thể hơn. Đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước nên hỏi ý kiến rộng rãi hơn như các chuyên gia trước khi tăng giá điện thì mới công bằng, hợp lý", chuyên gia Vũ Vinh Phú nói.

Ở một góc nhìn khác, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính đặt vấn đề, trong khi các công ty con, công ty thành viên từ sản xuất đến truyền tải điện đều báo lợi nhuận tăng cao trong năm vừa qua thì người dân có quyền đặt câu hỏi vì sao công ty mẹ là EVN lại thua lỗ? Khoản lỗ đó đến từ đâu? Nếu nói rằng do giá đầu vào tăng cao gồm nhiên liệu, lãi vay hay bị lỗ tỷ giá thì các công ty con cũng đối diện với khó khăn này. Hay cái này chủ yếu thuộc về mặt quản lý?

"Những câu hỏi này cần được làm rõ trước khi chính thức tăng giá điện", PGS-TS Đinh Trọng Thịnh nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chuyện “con lãi, mẹ lỗ” và đề xuất tăng giá điện của EVN tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714317561 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714317561 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10