Chuyển đổi số ngành giao thông Thái Nguyên – Thay đổi để phát triển

Diendandoanhnghiep.vn Tỉnh Thái Nguyên đang thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ ngành giao thông vận tải, tạo đột phá cho việc thực hiện mục tiêu của ngành và mang lại sự tiện ích, thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

>> Thái Nguyên: Giao thông “đi trước mở đường”

Theo Giám đốc Sở GTVT Thái Nguyên Lê Văn Vịnh, chuyển đổi số đến nay đang tác động mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, đóng vai trò quan trọng và là động lực chủ đạo cho sự phát triển của đất nước.

Ông Lê Văn Vịnh, Giám đốc Sở GTVT Thái Nguyên trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp  (Ảnh: Vũ Phường)

Ông Lê Văn Vịnh, Giám đốc Sở GTVT Thái Nguyên trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp (Ảnh: Vũ Phường)

Chuyển đổi số là thay đổi phương thức điều hành, hiện đại hóa quy trình công việc bằng công nghệ thông tin (CNTT) để giảm bớt các thủ tục, chi phí. Hiện nay, Bộ GTVT đặt ra các nhóm giải pháp chính, như xây dựng các nền tảng phát triển thu phí, giao thông thông minh, quản lý phương tiện giao thông, kiểm soát nhận dạng phương tiện, giám sát hành trình…

Đối với các thủ tục hành chính về quản lý người điều khiển phương tiện và hoạt động vận tải đang thực hiện trực tuyến mức độ 3,4 và được tích hợp lên cổng dịch vụ công quốc gia; tối thiểu 50% số lượng bộ hồ sơ thực hiện tại Bộ GTVT được nộp trực tuyến mức độ 3, 4.

Thừa hưởng các nền tảng số được Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Tổng cục Đường bộ Việt Nam triển khai đồng bộ trong cả nước, đến nay, toàn bộ quy trình, thủ tục giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe tại Sở GTVT Thái Nguyên đều được thực hiện trên các phần mềm điện tử chuyên ngành để quản lý cấp giấy phép lái xe, đào tạo lái xe, quản lý vận tải, quản lý bến xe, quản lý xe máy chuyên dùng…  Kết quả xử lý đều được gắn mã QR để tra cứu thông tin.

Trong hoạt động vận tải, việc tự động định danh phương tiện giao thông và xác định tốc độ, tự động hóa xử lý thông tin báo cáo đã được Sở triển khai thông qua phần mềm Quản lý và xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình.

Thái Nguyên nâng cao hiệu quả quản lý từ việc chuyển đổi số lĩnh vực giao thông vận tải (Trong ảnh: Trung tâm điều hành thông minh IOC tỉnh Thái Nguyên)

Thái Nguyên nâng cao hiệu quả quản lý từ việc chuyển đổi số lĩnh vực giao thông vận tải - Trung tâm điều hành thông minh IOC tỉnh Thái Nguyên

Thông qua hệ thống giám sát thời gian lái xe, tốc độ xe chạy, hệ thống sẽ tổng hợp báo cáo, đề xuất các lỗi vi phạm để phục vụ xử lý các vi phạm khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó, việc sớm triển khai hệ thống xử lý dữ liệu hình ảnh từ Camera trên ô tô kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh thể hiện quyết tâm của ngành GTVT trong việc thúc đẩy mạnh mẽ việc ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, cắt giảm các thủ tục hành chính và những điều kiện kinh doanh không còn phù hợp.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 01 trạm thu phí không dừng ETC hoạt động để phục vụ hoàn vốn dự án xây dựng đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) và nâng cấp, mở rộng QL3 theo hình thức BOT.

>> Thái Nguyên: Top đầu cả nước về chuyển đổi số

>> Thái Nguyên: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong phát triển kinh tế hợp tác

Bên cạnh đó, ngành GTVT cũng đã phối hợp tốt với các địa phương trong xây dựng đô thị thông minh tại các thành phố Thái Nguyên, Sông Công và Phổ Yên. Bước đầu, hệ thống camera đã cung cấp các thông tin giao thông cơ bản tại các đô thị phục vụ công tác điều hành, phân luồng từ xa.

Theo ông Trần Văn Long, Phó Giám đốc Sở GTVT Thái Nguyên, số hóa lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ có ý nghĩa rất quan trọng do hệ thống tài sản đường bộ có giá trị rất lớn. Những năm gần đây, cùng với Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở GTVT Thái Nguyên luôn quan tâm tới số hóa hạ tầng nêu trên trên địa bàn tỉnh.

Đối với hệ thống đường Quốc lộ, từ năm 2021, Sở GTVT bước đầu khai thác và sử dụng Hệ thống quản lý tài sản đường bộ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam xây dựng. Hệ thống đường bộ địa phương (đường tỉnh, huyện…), Sở GTVT đã đề xuất UBND tỉnh Thái Nguyên thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, xây dựng hệ thống thông tin trực tuyến, quản lý tài sản hạ tầng đường bộ trên nền tảng công nghệ IoT, bản đồ số và định vị vệ tinh GPS. Hệ thống được xây dựng bước đầu đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới.

Bến xe khách Trung tâm TP Thái Nguyên là đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Ảnh Báo Thái Nguyên

Bến xe khách Trung tâm TP Thái Nguyên là đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Ảnh Báo Thái Nguyên

Từ đó, Sở GTVT hướng đến mục tiêu đầu tư hiện đại hóa ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, điều hành ngành giao thông vận tải phù hợp với xu thế chuyển đổi số của Chính phủ và xây dựng nền kinh tế số trong giai đoạn sắp tới; tập trung vào lĩnh vực đường bộ nhằm mục tiêu bảo đảm thông suốt, an toàn, hiệu quả và bảo vệ môi trường cho tất cả các phương thức vận tải.

Đồng thời, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT đảm bảo hiện đại, đồng bộ, tập trung phát triển nguồn nhân lực CNTT, nâng cao kỹ năng ứng dụng và phát triển CNTT cho cán bộ công chức, viên chức trong cơ quan. Duy trì tốt chỉ số cải cách hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của Sở.

Các nhiệm vụ, giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin phải thực hiện nguyên tắc lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, lấy sự hài lòng của cá nhân, tổ chức là thước đo hiệu quả; bảo đảm gắn kết chặt chẽ, đồng bộ giữa ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính; thay đổi lề lối, cách thức làm việc từ môi trường truyền thống sang sử dụng các ứng dụng trực tuyến.

Trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, ngành GTVT tập trung vào nhiệm vụ xây dựng “Chính quyền số” bằng việc tăng cường và nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm chuyên dùng trong xử lý hồ sơ công việc, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; hướng tới một công sở hạn chế tối đa hồ sơ in ấn bằng giấy. Quản lý toàn bộ các hồ sơ thủ tục hành chính trong lĩnh vực vận tải, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe bằng các phần mềm, dịch vụ công mức độ 3, 4 và đồng thời tích hợp trên hệ thống C-ThaiNguyen nhằm phục vụ người dân và tổ chức khi có yêu cầu. Sử dụng nền tảng mạng xã hội như zalo để kết nối chia sẻ dữ liệu nhằm hỗ trợ cung cấp thông tin đồng thời giải đáp thắc mắc cho người dân và doanh nghiệp.

>> Thái Nguyên: Tận tâm với nhà đầu tư

>> Thái Nguyên: Cần những bước đi đột phá để nâng cao PCI

Đối với một ngành kinh tế có tầm ảnh hưởng rộng như giao thông vận tải, việc thực hiện chuyển đổi số có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với các doanh nghiệp mà với cả xã hội. Chuyển đổi số hiệu quả sẽ tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, đem lại chất lượng dịch vụ tốt cho đối tượng thụ hưởng là người dân. Với bước khởi động tích cực và lộ trình triển khai cụ thể của ngành GTVT đã tạo bước đột phá về chất lượng dịch vụ, là tiền đề để toàn ngành hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trong tầm nhìn đến năm 2030 với kỳ vọng sẽ là một trong những đơn vị dẫn đầu về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, ông Long chia sẻ.

Là đơn vị kinh doanh vận tải lâu năm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch HĐQT công ty CP Thương mại và Du lịch Hà Lan cho biết, cùng với chính quyền địa phương, doanh nghiệp Hà Lan cũng luôn quan tâm tới việc đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh.

Vé xe buýt điện tử được áp dụng từ ngày 15/9/2022 của doanh nghiệp vận tải Hà Lan (tỉnh Thái Nguyên). Ảnh: Vũ Phường

Vé xe buýt điện tử được áp dụng từ ngày 15/9/2022 của doanh nghiệp vận tải Hà Lan (tỉnh Thái Nguyên). Ảnh: Vũ Phường

Theo ông Hà, chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp vận tải thay "áo mới", tăng giá trị cạnh tranh, mở rộng cơ hội, thị trường phát triển. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi số sẽ khắc phục được các tồn tại hiện nay trong quản lý, điều hành vận tải của doanh nghiệp.

Hiện, công ty Hà Lan đã áp dụng vé điện tử vào hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe buýt. Khi áp dụng vé điện tử sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng quảng cáo, thông tin dịch vụ, tăng khả năng tiếp cận đối với khách hàng, tăng trưởng doanh thu. Bên cạnh đó, vé điện tử sẽ giúp doanh nghiệp cải tiến phương pháp quản lý, điều hành theo hướng tự động hóa, cắt giảm các thủ tục giấy tờ, tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực.

Cũng theo ông Nguyễn Mạnh Hà, chuyển đổi số là dữ liệu được số hóa, giúp doanh nghiệp vận tải dự báo được số lượng khách, xây dựng thương hiệu bền vững, có được dữ liệu khách hàng. Doanh nghiệp có đầy đủ thông tin hành khách sẽ tạo ra các chương trình khuyến mại, thúc đẩy khách hàng thân thiết tiếp tục sử dụng dịch vụ.

Nếu muốn tồn tại, doanh nghiệp phải trang bị cho mình nền tảng công nghệ để tham gia vào chuyển đổi số, tiết kiệm chi phí quản trị, quản lý được doanh thu từ vé của hành khách, doanh thu từ hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút thêm nguồn lực khách hàng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chuyển đổi số ngành giao thông Thái Nguyên – Thay đổi để phát triển tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713483375 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713483375 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10