Tư duy và tầm nhìn chiến lược cho các khu công nghiệp Thái Nguyên

Diendandoanhnghiep.vn Trước làn sóng chuyển dịch đầu tư toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ, chính quyền tỉnh Thái Nguyên đang có các chiến lược “dài hơi” cho thu hút và phát triển các khu công nghiệp bền vững, hiệu quả.

>> Ban Quản lý các Khu công nghiệp Thái Nguyên: Đồng hành cùng doanh nghiệp

Đó là ý kiến của ông Phan Đức Cường, Trưởng ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên khi trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp.

Các đại biểu cắt băng khánh thành Nhà máy Messer Yên Bình, Thái Nguyên (23/9/2022)

Các đại biểu cắt băng khánh thành Nhà máy Messer Yên Bình, Thái Nguyên (23/9/2022)

Quy hoạch phải có chiều sâu

- Thưa ông, có quan điểm cho rằng, công tác quy hoạch tỉnh và quy hoạch các khu công nghiệp luôn phải đi trước một bước, gắn với quy hoạch phát triển vùng, ngành kinh tế của địa phương. Ông nhận định sao về ý kiến này?

Quy hoạch là công tác đặc biệt quan trọng, là bước đi đầu tiên định hướng cho sự phát triển trong từng giai đoạn và phát triển lâu dài trên cơ sở đánh giá đồng bộ, sắp xếp không gian, bố trí nguồn lực, xác định mục tiêu, kế hoạch trọng tâm mang tính cốt lõi, đột phá cho các hoạt động phát triển KT-XH, bảo đảm công tác quốc phòng - an ninh.

Hiện nay, theo Luật Quy hoạch, Thái Nguyên đang tích cực triển khai công tác lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Quy hoạch tỉnh đã được Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh thông qua và đang hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó đã khoanh vùng, quy hoạch phù hợp sự phát triển các khu công nghiệp theo từng giai đoạn, đồng bộ với định hướng phát triển của tỉnh.

Để có tầm nhìn bao quát, bước đi dài hạn, phát triển ổn định, khai thác hết tiềm năng, tạo động lực cho phát triển, thì quy hoạch phải đi trước một bước, là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, trở thành kim chỉ nam cho những hành động cụ thể trên mọi lĩnh vực, trong đó có sự phát triển các khu công nghiệp.

Bản đồ quy hoạch các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Bản đồ quy hoạch các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

- Xin ông cho biết rõ hơn tình hình triển khai công tác quy hoạch, phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên thời gian gần đây?

Trải qua gần 30 năm phát triển, những hành lang pháp lý, chính sách ưu đãi và cơ chế quản lý đối với mô hình kinh tế khu công nghiệp đã có nhiều thay đổi.

Đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, sau 22 năm hình thành và phát triển, việc định hướng phát triển và quản lý nhà nước cũng cần phải đổi mới theo phương án phát triển các khu công nghiệp.

Xác định Quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, khu công nghệ cao có vai trò hết sức quan trọng, tác động trực tiếp đến phát triển công nghiệp, không gian đô thị - nông thôn, đảm bảo phát triển bền vững của tỉnh Thái Nguyên. Do đó, BQL các khu công nghiệp Thái Nguyên đã tích cực tham mưu với Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh xây dựng quy hoạch các khu công nghiệp để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh.

Đến năm 2021, toàn tỉnh hiện có 07 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích 2.395 ha. Trong đó, 05 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động là: khu công nghiệp Yên Bình, khu công nghiệp Nam Phổ Yên, khu công nghiệp Sông Công I, khu công nghiệp Sông Công II, khu công nghiệp Điềm Thụy; 01 khu công nghiệp chưa hoạt động (khu công nghiệp Quyết Thắng).

KCN Sông Công II đang được tỉnh Thái Nguyên hoàn thiện hạ tầng để giao đất cho các nhà đầu tư

KCN Sông Công II đang được tỉnh Thái Nguyên hoàn thiện hạ tầng để giao đất cho các nhà đầu tư

Hiện, BQL đang tích cực triển khai, hoàn thiện quy hoạch khu công nghiệp Sông Công II giai đoạn 2 với diện tích 300ha và khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Phú Bình với diện tích riêng phần đất công nghiệp là 675 ha.

>> Tỉnh Thái Nguyên trải thảm đỏ thu hút nhà đầu tư lớn

>> Thái Nguyên: Giao thông “đi trước mở đường”

Ngày 09/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 326/QĐ-TTg về việc Phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025. Theo chỉ tiêu đã được phân bổ cho tỉnh Thái Nguyên, Quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp đến năm 2030 là 4.245ha, kế hoạch sử dụng đất khu công nghiệp đến năm 2025 là 3.286ha.

Theo hồ sơ quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Thái Nguyên đã có phương án phát triển 11 khu công nghiệp và 01 Khu công nghệ thông tin tập trung, với tổng diện tích đất công nghiệp là 4.245ha, đảm bảo quỹ đất đáp ứng nhu cầu, định hướng phát triển KT-XH của tỉnh.

Cần xây dựng Luật riêng cho các khu công nghiệp

- Theo ông, trong quá trình phát triển các khu công nghiệp đã có những rào cản gì ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp? Để giải quyết, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã có những giải pháp hữu hiệu nào?

Cùng với việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ tại các khu công nghiệp, tỉnh Thái Nguyên đã tăng cường xúc tiến, thu hút đầu tư, thực hiện các giải pháp tăng cường cải cách hành chính, chuyển đổi số, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp.

Với môi trường đầu tư Thái Nguyên tạo dựng, cùng với sự đầu tư của Tập đoàn Samsung vào Thái Nguyên, làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp vào khu công nghiệp của tỉnh đã có sự tăng trưởng nhanh chóng.

KCN Điềm Thụy (Phú Bình) lấp đầy với 99 dự án đã được cấp phép đầu tư, tổng số vốn đăng ký đầu tư trên 705 triệu USD và hơn 3.111 tỷ đồng

KCN Điềm Thụy (Phú Bình) lấp đầy với 99 dự án đã được cấp phép đầu tư, tổng số vốn đăng ký đầu tư trên 705 triệu USD và hơn 3.111 tỷ đồng

Nói về rào cản môi trường đầu tư, trước hết là ở hệ thống pháp luật. Chúng ta cần mạnh dạn hơn nữa trong việc tạo ra môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư theo xu hướng đồng bộ hoá về luật; tăng ưu đãi về tài chính cho nhà đầu tư, đi đôi với việc kiểm soát chặt chẽ những điều kiện liên quan đến sự phát triển ổn định, bền vững cho phù hợp với tình hình trong nước và thông lệ quốc tế.

Cần phải tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các luật. Đặc biệt, cần tiến tới Luật Đầu tư thống nhất chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Tạo hành lang pháp lý rõ ràng, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài để hạn chế quan liêu cửa quyền, tham nhũng... làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư.

Theo tôi, để khuyến khích hoạt động thu hút đầu tư, chính quyền cần quan tâm đến các chính sách như: Chính sách về đất đai, bồi thường và GPMB; Chính sách thuế, hỗ trợ tài chính và hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng đồng bộ trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp; Chính sách lao động tiền lương, nguồn lao động và hỗ trợ đầu tư xây dựng các thiết chế cho người lao động…

Các KCN phát triển sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho các lao động trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên

Các KCN phát triển sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho các lao động trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên

Hiện nay, các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao trên toàn quốc rất mong chờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước xây dựng Luật Khu công nghiệp, Khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao để có hành lang pháp lý riêng, điều chỉnh phù hợp với đặc thù phát triển.

Để đảm bảo các khu công nghiệp hoạt động hiệu quả, tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp đầu tư, BQL các khu công nghiệp Thái Nguyên đã tích cực thực hiện và tham mưu cấp có thẩm quyền các công việc sau:

Một là, tích hợp phương án phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong hồ sơ Quy hoạch tỉnh. Trong đó, phát triển các khu công nghiệp phải đảm bảo hài hòa lợi ích các bên, có tầm nhìn dài hạn, lấy hiệu quả KT-XH, bảo vệ môi trường là mục tiêu cao nhất, phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của tỉnh cũng như các địa phương lân cận.

Hai là, cải thiện môi trường đầu tư, tạo môi trường hoạt động thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, đối thoại trực tiếp với cộng đồng doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt những vấn đề còn tồn tại để tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư.

Ba là, tăng cường xúc tiến, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp. Với làn sóng chuyển dịch đầu tư và nhu cầu đầu tư FDI vào Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên như hiện nay, việc lựa chọn, thu hút đầu tư cũng phải chuyển dịch dần theo chiều sâu, ưu tiên các dự án lớn, có dây chuyền công nghệ hiện đại và đảm bảo môi trường.

Hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ tạo nền tảng thu hút nhà đầu tư về tỉnh Thái Nguyên

Hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ tạo nền tảng thu hút nhà đầu tư về tỉnh Thái Nguyên

Địa phương nên tập trung thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế có đủ tiềm lực tài chính, uy tín tham gia sản xuất công nghiệp và xây dựng hạ tầng cơ sở công nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ ngân hàng phát triển. Đặc biệt, phải giải quyết hài hoà quyền lợi giữa người có đất bị thu hồi với quyền lợi của nhà nước và nhà đầu tư.

Bốn là, đẩy mạnh cải cách TTHC gắn liền với chuyển đổi số, đơn giản hóa thủ tục hành chính, hướng tới các thủ tục đều được thực hiện mức độ 3, 4, rút ngắn thời gian giải quyết TTHC.

Năm là, cùng với Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao tiếp tục kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện các cơ chế, thể chế pháp lý; xây dựng và ban hành Luật riêng cho các Khu công nghiệp, Khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

- Trân trọng cảm ơn Ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tư duy và tầm nhìn chiến lược cho các khu công nghiệp Thái Nguyên tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713526783 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713526783 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10