Chuyên gia "hiến kế" cho Trung Quốc thu hút đầu tư

CẨM ANH 05/12/2023 04:00

Nhiều chuyên gia cho rằng, Trung Quốc nên nỗ lực khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư trong nước và toàn cầu để đảm bảo tăng trưởng kinh tế liên tục mang lại lợi ích trên toàn cầu.

>> Trung Quốc tìm kiếm động cơ tăng trưởng mới từ nhóm thu nhập thấp

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại cuộc gặp gỡ với các doanh nghiệp Mỹ tại San Francisco ngày 15/11

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại cuộc gặp gỡ với các doanh nghiệp Mỹ tại San Francisco ngày 15/11

Trong bài phát biểu tại buổi gặp gỡ thân mật với các doanh nghiệp Mỹ, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định “thế giới cần Trung Quốc và Mỹ cùng nhau hợp tác vì một tương lai tốt đẹp hơn”. Ông kêu gọi cả hai bên tránh coi bên còn lại là đối thủ cạnh tranh chính.

Những nhận xét mang tính ôn hòa của ông Tập dường như đã bác bỏ quan điểm cho rằng các cấp lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc không còn coi trọng mối quan hệ đối tác lâu dài của họ với phương Tây khi Nam bán cầu đang trỗi dậy. Trong khi Đông Nam Á và vùng Vịnh có ý nghĩa quan trọng đối với tầm nhìn của Trung Quốc về một trật tự thế giới đa cực, thì Mỹ và châu Âu vẫn là những đối tác kinh tế và tài chính quan trọng mà việc tách rời họ không phải là một lựa chọn sáng suốt.

Sự cỏi mở của Chủ tịch Tập ở San Francisco phần nào xoa dịu mối lo ngại của các nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài về hoạt động tại Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn ghi nhận lần đầu tiên có tình trạng sụt giảm mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tính theo quý vào tháng 11. 

Các chuyên gia cho rằng, FDI thường được coi là thước đo cho sức khỏe và uy tín của nền kinh tế. Các doanh nghiệp trong nước và các nhà đầu tư tư nhân cũng quan tâm đến lượng vốn FDI trong việc quyết định phân bổ vốn và kế hoạch kinh doanh. 

Do đó, chưa quá muộn để Bắc Kinh áp dụng các biện pháp thực tế nhằm ngăn chặn sự suy thoái niềm tin và khắc phục sức hấp dẫn của Trung Quốc đối với các nhà đầu tư quốc tế. Trong đó, giảm tập trung vào an ninh quốc gia, tăng tính minh bạch của dữ liệu và giảm thiểu sự không chắc chắn xung quanh các hành động của chính quyền sẽ là một khởi đầu tốt.

Theo học giả Da Wei của Đại học Thanh Hoa, tập trung quá nhiều vào an ninh quốc gia không giúp thu hút và giữ chân các doanh nghiệp nước ngoài và người lao động nước ngoài. Ông cảnh báo rằng nếu nhìn mọi vấn đề qua lăng kính an ninh quốc gia, các nguồn lực sẽ vô tình bị lãng phí.

Mối lo ngại Trung Quốc đang trở thành một nơi không an toàn để kinh doanh ngày một gia tăng sẽ gây bất lợi trong việc thu hút các công ty đa quốc gia và vốn nước ngoài. Bên cạnh đó, các quy định về dữ liệu của Trung Quốc phải dễ hiểu và hợp lý hơn.

Một cuộc thăm dò gần đây của Phòng Thương mại Liên minh Châu Âu đã tiết lộ rằng 81% các công ty muốn làm rõ hơn về ý nghĩa của “dữ liệu quan trọng” khi nói đến việc truyền dữ liệu xuyên biên giới. Chi phí tuân thủ ngày càng tăng và sự không chắc chắn trong hoạt động đã khiến các nhà đầu tư châu Âu tiềm năng rời xa Trung Quốc.

>> Mỹ và Trung Quốc "chạy đua" đầu tư vào Đông Nam Á

Trung Quốc cần hành động nhiều hơn để tạo lòng tin cho các nhà đầu tư toàn cầu

Trung Quốc cần hành động nhiều hơn để tạo lòng tin cho các nhà đầu tư toàn cầu

Trong bài viết của mình trên SCMP, ông Brian Wong, Cố vấn về chiến lược cho Hiệp hội Toàn cầu Oxford nhận định, Bắc Kinh cũng phải tăng cường khả năng truy cập dữ liệu minh bạch và cởi mở cho các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện, Trung Quốc đã ngừng công bố số liệu thất nghiệp ở các nhóm tuổi 16-24 và 25-59. Lời giải thích được đưa ra là chính phủ cần cải thiện số liệu thống kê khảo sát lực lượng lao động, nhưng điều này cũng làm giảm lòng tin khi các nhà đầu tư ngày càng khó tìm được nguồn thông tin chính xác. 

"Trung Quốc cần đặt mục tiêu giảm thiểu cảm giác bất ổn về chính sách và thể chế vốn đã khiến các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài trở nên dè dặt trong việc cam kết với bất kỳ lĩnh vực cụ thể nào. Ví dụ, Bắc Kinh phải đưa ra những tuyên bố rõ ràng liên quan đến việc quản lý nền kinh tế kỹ thuật số và giảm bớt các rào cản làm tăng chi phí", chuyên gia Brian Wong cho biết.

Theo ông Wong, Trung Quốc vẫn là điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệp toàn cầu. Tuy nhiên, để đảm bảo rằng sự tăng trưởng kinh tế tiếp tục mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, Bắc Kinh phải hành động thực tế và có lộ trình rõ ràng. 

Có thể bạn quan tâm

  • Trung Quốc tìm kiếm động cơ tăng trưởng mới từ nhóm thu nhập thấp

    Trung Quốc tìm kiếm động cơ tăng trưởng mới từ nhóm thu nhập thấp

    04:00, 04/12/2023

  • Các ngân hàng nước ngoài tham gia thí điểm CBDC của Trung Quốc

    Các ngân hàng nước ngoài tham gia thí điểm CBDC của Trung Quốc

    04:43, 03/12/2023

  • Mỹ và Trung Quốc

    Mỹ và Trung Quốc "chạy đua" đầu tư vào Đông Nam Á

    03:33, 03/12/2023

  • Ô tô điện Trung Quốc tràn sang ASEAN, sau Thái Lan, Indo sẽ đến Việt Nam

    Ô tô điện Trung Quốc tràn sang ASEAN, sau Thái Lan, Indo sẽ đến Việt Nam

    12:45, 02/12/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chuyên gia "hiến kế" cho Trung Quốc thu hút đầu tư
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO