Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Brazil có ý nghĩa gì với Mỹ?

TRƯỜNG ĐẶNG 20/04/2023 04:00

Chuyển thăm Trung Quốc của Tổng thống Brazil tiếp tục là một thắng lợi lớn về ngoại giao của Bắc Kinh trước Mỹ.

Lãnh đạo Brazil và Trung Quốc kết thúc tốt đẹp chuyến thăm

Tổng thống Brazil đã có chuyến thăm tới Trung Quốc.

Mỹ mất đi một đồng minh quan trọng ở Nam Mỹ

Việc nhà lãnh đạo cánh tả của Brazil Lula trở lại cương vị Tổng thống rõ ràng là tín hiệu không vui cho Washington. Cựu lãnh đạo Jair Bolsonaro từng chia sẻ nhiều điểm chung với Mỹ, nhất là những luận điệu chống Trung Quốc. Trong khi đó, ông Lula lại là một trong những người ủng hộ Bắc Kinh mạnh mẽ nhất.

>>Chiến sự Nga - Ukraine thử thách chính sách của Mỹ đối với châu Á

Ngay trong chuyến thăm vừa qua của ông Lula tới Trung Quốc, điều đó đã được thể hiện. Đoàn tùy tùng của ông Lula tới Bắc Kinh lần này bao gồm hơn 200 lãnh đạo doanh nghiệp, chưa kể các quan chức chính trị khác. Chuyến thăm kết thúc với 15 thỏa thuận hợp tác được kí kết, hứa hẹn sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho hai phía.

Đã 14 năm liên tiếp, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Brazil, với kim ngạch 2 chiều đạt khoảng 171 tỷ USD vào năm ngoái, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước đó. Và sau chuyến thăm lần này, triển vọng tăng trưởng đó sẽ còn cao hơn nữa.

Điều này dường như trái ngược với không khí trầm lắng trong chuyến thăm Mỹ đầu tháng 2 của ông Lula. Các nội dung trao đổi chỉ xoay quanh vấn đề dân chủ và hợp tác song phương về biến đổi khí hậu ở vùng Amazon. Đáng lưu ý, không có phái đoàn doanh nghiệp nào tháp tùng tân Tổng thống Brazil tới Mỹ.

“Khác với chuyến thăm Washington hồi tháng 2, chuyến thăm Bắc Kinh của Lula có mục đích rõ ràng và cụ thể hơn. Chuyến đi tới Washington nhằm thiết lập lại quan hệ và thảo luận về hợp tác giải quyết các thách thức chung, chẳng hạn như dân chủ và khí hậu. Chuyến thăm Bắc Kinh có một thành phần kinh doanh quan trọng”, bà Valentina Sader, Chuyên gia của Trung tâm Mỹ Latinh Adrienne Arsht của Hội đồng Atlantic nhận định.

Tiến trình “phi đô la hóa” được thúc đẩy

Hợp tác thương mại là tiền đề cho những vấn đề hệ trọng hơn, mà một trong số đó là quốc tế hóa đồng NDT – một vấn đề đang khiến giới chức Mỹ vô cùng quan ngại.

Ngay trong chuyến đi mới đây, nhà lãnh đạo Brazil đã kêu gọi các nước BRICS giao dịch bằng các đồng tiền nội khối thay vì USD. Tuyên bố này như một đòn giáng mạnh vào vị thế của đồng USD trên thị trường quốc tế vốn đang khiến các quốc gia phải lệ thuộc vào từng quyết định của FED.

Bấy lâu nay, đã từng có nhiều quốc gia muốn làm điều này, nhưng chưa ai đủ tiềm lực để đơn phương “phi đô la hóa”. BRICS được kỳ vọng có thể làm nên chuyện với tập hợp của các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới, chiếm tới 42% dân số thế giới và 24% tổng sản phẩm toàn cầu.

Tuyên bố của Brazil là có cơ sở để khiến Mỹ phải lo lắng, khi NDT hiện đã trở thành đồng tiền dự trữ lớn thứ hai của quốc gia này (chiếm 5,37% lượng nắm giữ ngoại hối).

Chính quyền Biden ngày càng lép vế trước Trung Quốc trên mặt trận ngoại giao

Chính quyền Biden ngày càng lép vế trước Trung Quốc trên mặt trận ngoại giao

Ảnh hưởng ngoại giao ngày càng rộng mở của Bắc Kinh

Chuyến thăm của ông Lula tiếp nối những tháng ngày tươi đẹp của ngoại giao Trung Quốc, đồng thời cũng cho thấy chiến lược mở rộng ảnh hưởng về Nam bán cầu của Bắc Kinh đang đạt những thành quả lớn.

>>Mỹ sẽ "bắt tay" Trung Quốc thúc đẩy kết thúc chiến sự Nga- Ukraine?

Dù không có can dự trực tiếp, Tổng thống Brazil Lula lại tuyên bố “Mỹ cần ngừng kích động chiến tranh và nói về hòa bình” trong vấn đề Ukraine. Điều này cho thấy ngày càng nhiều quốc gia có ảnh hưởng xích lại gần hơn với Trung Quốc, trong khi quay lưng lại với Mỹ.

Mới đây, Tổng thống Pháp E. Macron tuyên bố Pháp không nên theo chân Mỹ tham gia vào các vấn đề phức tạp như Đài Loan, ngay sau khi kết thúc chuyến thăm cấp cao tới Trung Quốc với nhiều thỏa thuận tỷ đô được kí kết.

Xu hướng ngoại giao cân bằng lợi ích giữa Washington và Bắc Kinh đang trở nên phổ biến hơn trên thế giới, khi Trung Quốc đang tận dụng các cơ hội thương mại để mở rộng ảnh hưởng ở Nam Bán cầu nhằm cân bằng quyền lực với Mỹ.

Dù điều đó không đồng nghĩa với việc chống lại Mỹ, nhưng xu hướng này có thể khiến Mỹ đối mặt nhiều thách thức hơn trong lôi kéo sự ủng hộ của các đồng minh trong các vấn đề phức tạp.

“Quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc không phải là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ của Brazil với Mỹ và các đồng minh phương Tây đang giảm đi, nhưng nó sẽ trở nên phức tạp hơn,” nhà phân tích Anna Ashton tại Eurasia Group cho biết.

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao Trung Quốc quan ngại về AUKUS?

    Vì sao Trung Quốc quan ngại về AUKUS?

    03:00, 18/04/2023

  • Trung Quốc đi bước ngoại giao mới để định hình lại quyền lực toàn cầu

    Trung Quốc đi bước ngoại giao mới để định hình lại quyền lực toàn cầu

    12:00, 15/04/2023

  • Vì sao chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Pháp gây tranh cãi?

    Vì sao chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Pháp gây tranh cãi?

    03:00, 14/04/2023

  • Mỹ sẽ

    Mỹ sẽ "bắt tay" Trung Quốc thúc đẩy kết thúc chiến sự Nga- Ukraine?

    03:00, 19/04/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Brazil có ý nghĩa gì với Mỹ?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO