Chuyện về người đi "săn" nhà hoang

Diendandoanhnghiep.vn Có đôi mắt thần nhìn thấy tiềm năng từ những ngôi nhà cũ, chúa đất Hong Kong (Trung Quốc) Tang Shing-bor trở thành tỷ phú trong sự thán phục của giới tài chính.

Mảnh đất Hong Kong sinh ra nhiều tỷ phú bất động sản, có 1 tên tuổi mà giới tài chính đặt biệt danh là "chú Bor" nổi tiếng lẫy lừng – tỷ phú Tang Shing-bor. Ông cũng là tỉ phú dẫn dắt bất động sản công nghiệp Hong Kong.

Thương vụ "để đời"

Khi Tang Shing-bor gặp nhà máy nhựa Tins Plaza, nó chỉ là công trình đổ nát ở quận Tuen Mun thuộc thành phố Hong Kong. Nhưng Tang Shing-bor xác định nó là món hời nên ông quyết định mua vào năm 2005 với giá 280 triệu HKD (36 triệu USD).

Ông chỉ chi ra 28 triệu HKD và thế chấp các tòa nhà đang sở hữu để vay vốn của ngân hàng.

Nửa năm sau, một công ty Australia - Macquarie Goodman - đề nghị mua tòa nhà với giá 500 triệu HKD. Đến tháng 10 năm đó, quỹ đầu tư bất động sản Mapletree của Singapore trả giá 520 triệu HKD. Tang đều từ chối vì ông biết bất động sản thương mại có giá cao hơn bất động sản công nghiệp.

Do vậy, ông chủ trương biến Tins Plaza thành thương mại. 2 năm sau, một nhà điều hành của Macquarie bay từ Sydney sang gặp ông với lời đề nghị mới - 850 triệu HKD. Tang đã bán Macquarie Tins Plaza, kiếm lời 570 triệu HKD.

"Tins Plaza là giao dịch đáng nhớ nhất của tôi", ông thổ lộ.

Nhờ mua các bất động sản công nghiệp bỏ hoang như Tins Plaza, rồi bán lại, hoặc cải tạo lại, Tang đã thoát bờ vực phá sản năm 2003 và trở thành tỷ phú năm 2016.

"Mọi chuyện luôn có cách. Chẳng có vấn đề nào không giải quyết được cả", ông nói.

Thành công nhờ đi ngược trào lưu

Tang nổi tiếng với những thương vụ ngược trào lưu. Dù cuộc biểu tình kéo dài nhiều tháng làm chao đảo thị trường bất động sản Hong Kong, Tang vẫn đang đổ tiền ồ ạt vào bất động sản công nghiệp.

Năm ngoái, ông đã chi 700 triệu USD để mua bất động sản công nghiệp. Số liệu từ hãng nghiên cứu Real Capital Analytics cho thấy Tang là người mua bất động sản công nghiệp Hong Kong nhiều nhất năm 2019.

"Giai đoạn hiện nay là cơ hội tiềm năng nhất tôi từng thấy", Tang nhận định trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi tại một trong các tòa nhà của ông ở quận Mong Kok - chỉ cách vài tòa nhà so với địa điểm mà một số cuộc biểu tình diễn ra. Khi phỏng vấn diễn ra, ông liên tục nhận điện thoại từ các môi giới, hãng bất động sản và luật sư.

Một thương vụ khác của Tang đó là tòa nhà công nghiệp Gold Sun. Không giống như thỏa thuận trước đây, Gold Sun có nhiều chủ sở hữu, mỗi chủ sở hữu yêu cầu đàm phán riêng. Tang mua phần sở hữu đầu tiên của tòa nhà tám tầng này vào năm 2006. Mãi cho đến năm 2014, ông mới mua được toàn bộ tòa nhà. “Tôi đã mua từng tầng một,” Tang kể.

Tang tính toán thời gian thật hoàn hảo. Để tăng nguồn cung bất động sản văn phòng, khách sạn và thương mại, tháng 4.2010, chính quyền Hong Kong đưa ra các ưu đãi nhằm tái phát triển các bất động sản công nghiệp đã ngưng sử dụng.

Đại gia Tang Shing-bor lãi tiền gấp 3 lần khi đầu tư vào Tins Plaza.

Đại gia Tang Shing-bor lãi tiền gấp 3 lần khi đầu tư vào Tins Plaza.

Kế hoạch hồi sinh này gỡ bỏ giới hạn về về tỷ lệ xây dựng, quy mô trên phần đất công nghiệp được chuyển đổi mục đích. Kết quả: Giá nhà máy tăng 152% từ thời điểm ra mắt chính sách này đến đầu năm 2016, khi chính phủ chấm dứt ưu đãi. Sam Lai của CBRE phát biểu: “Sáng kiến hay nhất giúp tạo ra vô số giao dịch là nới lỏng mật độ xây dựng.”

Tang tìm được hướng phát triển khác vào năm 2013, khi chính quyền tuyên bố khởi công xây dựng đường hầm nối sân bay mới và Tuen Mun. Tang đã hợp nhất trung tâm Oi Sun và tòa nhà công nghiệp Gold Sun thành một dự án phát triển duy nhất, One Vista, gồm hai tòa tháp văn phòng và thương mại.

Vào tháng 5.2018, ông hợp nhất One Vista với hai dự án bất động sản khác ở Hong Kong và bán khoảng 70% cho Jiayuan International với giá 2,6 tỉ đô la Hong Kong (335 triệu USD).

Đến nay, Tang đã mua 73% các tòa nhà gần sân bay cũ. Việc tái thiết Kai Tak chắc chắn sẽ làm tăng giá bất động sản quanh khu này.

"Tôi rất lạc quan về tương lai của Hong Kong", Tang nói, "Tôi đã chứng kiến nhiều thăng trầm rồi. Luôn có cơ hội trong các rủi ro. Và đây là cơ hội của tôi".

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chuyện về người đi "săn" nhà hoang tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714332954 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714332954 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10