Ông Nguyễn Văn Chung – Nhà sáng lập – TGĐ Công ty CP Sao Việt Nam luôn tâm niệm, khi văn hóa tri thức được định hình, các mục tiêu, lộ trình và chiến lược dài hạn sẽ ngày càng trở nên sáng tỏ.
Giáo trình tư vấn “Contemporary Asia - Châu Á Đương Đại” có đề cập tới khái niệm “Xoắn ốc tri thức”. Nó chỉ ra: Những công ty của Nhật thành công bởi khả năng quản lý được tri thức và sáng tạo tri thức ở cấp độ tổ chức.
- Thưa ông, được biết ông khá tâm đắc với mô hình “xoắn ốc tri thức”. Tại VNSTAR, ông đã áp dụng khái niệm này như thế nào?
Ngay từ thời gian “vàng” trong quá trình phát triển (5 năm đầu tiên), tôi đã xác định đổi mới và xây dựng thương hiệu mạnh dựa trên trụ cột văn hoá tri thức trong doanh nghiệp sẽ là “điểm nhấn” trong phát triển doanh nghiệp.
Tại VNSTAR, chúng tôi luôn có những chính sách để nhằm phát triển khả năng tiếp thu, sáng tạo, sử dụng tri thức của đội ngũ nhân sự. Đặc biệt, chúng tôi luôn cổ vũ các ý tưởng mới. Với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất với sản phẩm đặc thù là sơn trên gỗ và sơn trên kim loại, việc sáng tạo trở nên “khó nhằn” hơn so với doanh nghiệp thuần túy làm dịch vụ và thương mại. Do đó, các chi phí để đổi mới sáng tạo một sản phẩm của VNSTAR luôn cao hơn mức bình thường.
- Để cổ vũ sự sáng tạo, chắc hẳn lãnh đạo doanh nghiệp cũng không “đứng ngoài cuộc”, thưa ông?
Để tiết kiệm thời gian và nguồn lực, VNSTAR chọn lựa phong cách quản lý “từ giữa”, tức là lãnh đạo cấp cao định vị phương hướng của tổ chức, nhân sự chuyên viên sẽ đứng ở tuyến đầu, còn cấp quản lý ở giữa là trung tâm của quá trình chuyển đổi.
Cả ba tuyến đều sở hữu những hạt nhân nòng cốt, đóng vai trò là “người thay đổi”. Đó là những cá nhân có khả năng lĩnh hội và tổng hợp tri thức sáng tạo, vận dụng cho toàn đội nhóm của mình.
Bên cạnh mô hình tác chiến ba tuyến, VNSTAR có một cơ cấu đặc biệt được gọi là “đội đặc nhiệm”. Ngay khi cần thiết, VNSTAR sẽ thành lập nhanh những ban có khả năng hoạt động mạnh và tự động giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Ban này có thể huy động nguồn lực về con người, tài chính, công nghệ để đảm nhận một “dự án” đặc biệt, phù hợp với lộ trình mà công ty đã quyết định và đề ra.
- Có thể thấy, tại VNSTAR đang theo đuổi chiến lược xây dựng văn hóa doanh nghiệp có chiều sâu, vậy trong sản phẩm của công ty, VNSTAR theo đuổi điều gì?
Vượt ra ngoài những yêu cầu về thẩm mỹ như trước, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm xanh – an toàn cho người sử dụng và thân thiện môi trường, đồng thời sở hữu nhiều tính năng đặc biệt, hiệu quả thi công và tính kinh tế cao. Đây cũng là xu hướng khó có thể cưỡng lại với VNSTAR trong việc định hình chiến lược phát triển sản phẩm.
Trong năm vừa qua, VNSTAR đã đưa ra những giải pháp và sản phẩm mới cho các vật liệu mới trên thị trường đã được người tiêu dùng đón nhận.
- Việt Nam hiện có khoảng 300 làng nghề gỗ đang hoạt động với hàng chục nghìn hộ gia đình và hàng trăm nghìn lao động. Thị trường sơn cung cấp chắc chắn cũng rất phong phú, vậy đâu là điểm khác biệt của VNSTAR, thưa ông?
Năm 2021 tiếp tục mang đến nhiều thách thức mới đối với các làng nghề, xưởng mộc. Sự thiếu hụt nguyên liệu đầu vào và ảnh hưởng của dịch bệnh dẫn đến sự biến động tăng giá đột biến của tất cả sản phẩm trên thị trường.
Khả năng nhanh chóng và linh hoạt để thích ứng với sự biến động này, đó là sức mạnh lợi thế của VNSTAR.
Dựa trên tôn chỉ "Cộng hưởng thịnh vượng", VNSTAR tự hào là cầu nối chia sẻ mọi cơ hội với khách hàng, cam kết về chính sách, chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất để cộng hưởng cùng phát triển.
- Xin cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
Doanh nhân Trương Sỹ Bá: Cây lúa, hạt gạo đã tạo đam mê trong tôi
03:20, 18/06/2021
Những “chiến binh” Kym Việt
03:00, 17/06/2021
Jack Ma vẫn chưa "lộ diện"
11:20, 16/06/2021
Giấc mơ cà phê của "ông bếp" Nguyễn Huỳnh Đạt
00:48, 16/06/2021
"Khẩu vị" đầu tư của ông chủ Tập đoàn SoftBank
06:00, 15/06/2021