Cơ chế đột phá đưa đường sắt đô thị Hà Nội “cán đích”

HẠNH LÊ 11/04/2024 21:07

Phát triển đường sắt đô thị tại các thành phố lớn như Hà Nội không chỉ giải bài toán ùn tắc giao thông mà chính là giải pháp giao thông xanh và thông minh.

>>>Gỡ nút thắt phát triển đường sắt đô thị

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đặt dấu mốc cho việc bắt đầu loại hình vận tải công cộng tiên tiến, hiện đại tại Hà Nội. Đến nay, lượng khách đi tàu đạt theo kịch bản tốt nhất với 35.000 - 36.000 hành khách/ngày, giờ cao điểm đạt 6.000 - 8.000 hành khách/giờ. Tỷ lệ sử dụng vé tháng mỗi ngày khoảng 70%. 

Tuyến

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã vận chuyển hành khách theo kịch bản tốt nhất 

Ông Vũ Hồng Trường - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội thông tin: đường sắt đô thị mang đến nhiều lợi ích, điển hình là giảm tắc nghẽn giao thông trong đô thị, tăng cường khả năng di chuyển và tiếp cận các dịch vụ vận tải, rút ngắn được hành trình giao thông… Ngoài ra, với mức tiêu thụ trung bình 0,12 kWh/hành khách/km, đường sắt đô thị tiết kiệm năng lượng trên mỗi hành khách gấp hơn 7 lần so với việc di chuyển bằng ô tô trong thành phố.

Nguồn năng lượng chủ yếu cho đường sắt là điện, có thể tiêu thụ một phần nhiên liệu sinh học dưới dạng dầu diesel sinh học nên giảm được lượng khí thải ảnh hưởng đến môi trường. “Theo tính toán, nếu 1 triệu hành khách chuyển từ phương tiện cá nhân sang sử dụng đường sắt đô thị thì một ngày chúng ta tiết kiệm được 394.000 giờ tham gia giao thông. Nếu 50% số này được đưa vào sản xuất dịch vụ, chúng ta có thể tạo ra năng suất lao động xã hội là gần 30 tỷ đồng và giảm được khoảng 100 tấn khí thải độc hại”- ông Vũ Hồng Trường nói.

Sau tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, các tuyến đường sắt đô thị khác tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tiếp tục được đưa vào hoạt động trong thời gian tới. Đặc biệt, theo định hướng của Bộ Chính trị tại Kết luận số 49 - KL/TW ngày 28/2/2023, đến năm 2035 riêng TP Hà Nội sẽ hoàn thành hơn 400km đường sắt đô thị.

Phát triển đường sắt đô thị còn là yêu cầu cấp thiết tại các thành phố lớn như Hà Nội khi hạ tầng giao thông của Thủ đô đã quá tải trầm trọng, nhất là khu vực nội đô và các tuyến đường trục xuyên tâm. Giải bài toán này tất yếu phải đầu tư cho vận tải hành khách công cộng, trong đó, mạng lưới đường sắt đô thị được xác định là xương sống.

Tuy nhiên, với tiến độ triển khai như thời gian qua cùng với nhiều thách thức, khó khăn trong quy hoạch;, giải phóng mặt bằng, cơ sở hạ tầng, huy động nguồn lực…, các chuyên gia cho rằng, để cán đích mục tiêu đề ra, các chính sách ưu đãi dành cho các nhà đầu tư cũng như tạo động lực thúc đẩy triển khai đường sắt đô thị cần thể hiện rõ nét hơn, đầy đủ hơn bằng các quy định của pháp lý.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn cho rằng, mục tiêu trên đặt ra bài toán không đơn giản cho Hà Nội. Cần tạo ra đột phá và hoàn thiện chính sách pháp luật, cụ thể  dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) cần có quy định vượt trội mới thực hiện được các mục tiêu.

>>>“CƠ CHẾ ĐẶC THÙ” CHO ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ: Muốn nhanh phải... tự chủ về vốn

Cơ chế, chính sách đặc thù và đột phá có thể hỗ trợ phát triển nhanh hơn đường sắt đô thị sẽ

Cơ chế, chính sách đặc thù và đột phá có thể hỗ trợ phát triển nhanh hơn đường sắt đô thị sẽ

Trong khi đó, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng kiến nghị triển khai đồng bộ công tác quy hoạch, đảm bảo quy hoạch đi trước. Trong bối cảnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đang điều chỉnh, trong đó có hệ thống đường sắt, cần nghiên cứu và chuẩn hóa quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị, làm rõ một số tuyến xây dựng và có kế hoạch thực hiện đảm bảo khả thi. Không chỉ giải bài toán ùn tắc giao thông, ông Lê Quang Hùng nhấn mạnh, phát triển đường sắt đô thị chính là cơ hội tốt để các thành phố cải tạo cảnh quan đô thị, tái cấu trúc đô thị dọc theo hành lang của các tuyến giao thông công cộng khối lượng lớn.

Liên quan đến cơ chế phát triển đường sắt đô thị, ông Nguyễn Văn Thái - Ban Quản lý dự án Đường sắt lại đề cập một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến chậm tiến độ của các dự án là giải phóng mặt bằng. Do vậy, ông Nguyễn Văn Thái kiến nghị cần tách phần giải phóng của dự án đường sắt đô thị thành một dự án thành phần riêng và triển khai thực hiện độc lập để khi dự án chính triển khai thi công, về cơ bản có toàn bộ mặt bằng sạch để thực hiện.

Đồng quan điểm, Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội Nguyễn Cao Minh cũng đề xuất, phải xây dựng cơ chế, phương án đền bù giải phóng mặt bằng, thu hồi đất đảm bảo lợi ích hài hòa giữa người dân, nhà nước và doanh nghiệp. Ngoài ra, quan tâm việc huy động nguồn vốn đầu tư, nguồn lực từ đất trong các khu vực đường sắt đô thị được quy hoạch…

Có thể bạn quan tâm

  • Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực đường sắt đô thị

    Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực đường sắt đô thị

    23:54, 25/01/2024

  • Tìm cách tạo vốn phát triển đường sắt đô thị từ nguồn lực đất đai

    Tìm cách tạo vốn phát triển đường sắt đô thị từ nguồn lực đất đai

    04:00, 21/01/2024

  • Cần xây dựng đề án tổng thể phát triển đường sắt đô thị TP.HCM

    Cần xây dựng đề án tổng thể phát triển đường sắt đô thị TP.HCM

    14:42, 26/11/2023

  • TP.HCM sẽ đầu tư 200 km đường sắt đô thị đến năm 2035

    TP.HCM sẽ đầu tư 200 km đường sắt đô thị đến năm 2035

    02:51, 08/11/2023

  • Quảng Nam xây dựng tuyến đường sắt đô thị Chu Lai - Đà Nẵng để phát triển kinh tế

    Quảng Nam xây dựng tuyến đường sắt đô thị Chu Lai - Đà Nẵng để phát triển kinh tế

    01:53, 05/07/2023

  • JICA đào tạo nhân lực và vận hành đường sắt đô thị Việt Nam

    JICA đào tạo nhân lực và vận hành đường sắt đô thị Việt Nam

    20:10, 20/10/2021

  • “Căn bệnh” lãng phí: Bài học từ các dự án đường sắt đô thị

    “Căn bệnh” lãng phí: Bài học từ các dự án đường sắt đô thị

    04:00, 29/07/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Đồng ý chủ trương thuê tư vấn thẩm tra dự án tuyến đường sắt đô thị số 5 Hà Nội

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Đồng ý chủ trương thuê tư vấn thẩm tra dự án tuyến đường sắt đô thị số 5 Hà Nội

    19:59, 01/06/2021

  • “CƠ CHẾ ĐẶC THÙ” CHO ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ: Đích đến mịt mờ...

    “CƠ CHẾ ĐẶC THÙ” CHO ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ: Đích đến mịt mờ...

    05:03, 06/06/2020

  • Hà Nội thông qua chủ trương triển khai 2 dự án đường sắt đô thị

    Hà Nội thông qua chủ trương triển khai 2 dự án đường sắt đô thị

    14:40, 22/04/2020

  • Chính phủ tiếp tục tháo gỡ các dự án đường sắt đô thị

    Chính phủ tiếp tục tháo gỡ các dự án đường sắt đô thị

    00:00, 14/12/2019

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cơ chế đột phá đưa đường sắt đô thị Hà Nội “cán đích”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO