Nghị định 23/2020: “Cơ chế thép” dẹp loạn khai thác cát, sỏi trái phép

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù gây nhức nhối trong dư luận, thế nhưng, vấn nạn khai thác cát, sỏi trái phép vẫn còn phức tạp, sự ra đời của Nghị định số 23/2020/NĐ-CP được xem là “cơ chế thép” trước vấn nạn này…

Theo thống kê của Bộ Công an, chỉ trong 3 tháng năm 2019, đơn vị này đã phát hiện 659 vụ/426 đối tượng có hành vi khai thác cát trái phép và tập kết kinh doanh cát trái phép ở 14 địa phương, xử phạt tổng số tiền hơn 12 tỷ đồng, tịch thu 4.685m3 cát, 73 ghe thuyền, 2 ô tô, 1 máy xúc, khởi tố 2 vụ.

Trước thực trạng trên, ngày 24/02/2020, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 23/2020/NĐ-CP quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, có hiệu lực thi hành từ 10/4/2020.

Sự ra đời của Nghị định số 23/2020/NĐ-CP được cho là

Sự ra đời của Nghị định số 23/2020/NĐ-CP được cho là "cơ chế thép" trong việc dẹp loạn vấn nạn khai thác cát, sỏi trái phép hiện nay - Ảnh: TNMT

Sự ra đời của Nghị định số 23/2020/NĐ-CP được coi là “cơ chế thép” trước vấn nạn khai thác cát, sỏi trái phép hiện nay, tuy nhiên, trong thời gian chờ Nghị định đi vào thực tiễn, tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép tại các lòng sông vẫn diễn ra vô cùng phức tạp, không ít vụ việc đã bị lực lượng chức năng bắt giữ như:

Sáng 26/5/2020, lực lượng chức năng Công an TP. Hà Nội đồng loạt ập tới 3 địa điểm trên sông Hồng tại các khu vực Thượng Cát, Liên Mạc và Đại Mạch, thuộc quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh kiểm tra, hàng chục đối tượng "cát tặc" và phương tiện đã không kịp trở tay, bị khống chế, trong đó, lực lượng chức năng bắt giữ 33 đối tượng và thu giữ 13 chiếc tàu.

Bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt tại Thủ đô, thì ở một số địa phương khác, tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép vẫn “ngoài luồng” quản lý, mới nhất trong tháng 6/2020, dư luận lại nóng lên khi tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép tại xóm Bản Khuông, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, vẫn diễn ra rầm rộ cả ngày lẫn đêm, mặc dù chỉ cách trụ sở hành chính UBND xã chưa đầy 200m.

Mặc dù Nghị định số 23/2020/NĐ-CP đã có hiệu lực thi hành, thế nhưng thực trạng khai thác cát, sỏi trái phép tại một số địa phương vẫn diễn ra vô cùng phức tạp - Ảnh: TNMT

Mặc dù Nghị định số 23/2020/NĐ-CP đã có hiệu lực thi hành, thế nhưng thực trạng khai thác cát, sỏi trái phép tại một số địa phương vẫn diễn ra vô cùng phức tạp - Ảnh: TNMT

Và mới đây, phản hồi kiến nghị cử tri, Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT) cũng khẳng định, hiện nay, hoạt động khai thác cát, cuội, sỏi lòng sông trái phép vẫn còn diễn ra tại một số địa phương trong cả nước, thực trạng này, không chỉ gây thất thoát khoáng sản, mà còn ảnh hưởng xấu đến môi trường, môi sinh...

Theo Bộ TNMT, tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép thời gian qua do các nguyên nhân như: nhu cầu sử dụng cát, sỏi làm vật liệu san lấp, xây dựng công trình hạ tầng ngày càng lớn, cung không đủ cầu; công nghệ khai thác cát, sỏi lòng sông đơn giản, phương tiện khai thác cát, sỏi gọn nhẹ và linh hoạt…

Ở một số nơi, hoạt động khai thác cát trái phép diễn ra bất kể ngày - đêm, kể cả những ngày lễ, gây khó khăn cho cơ quan chức năng, trong khi đó, nhiều địa phương chưa kiên quyết xử lý người đứng đầu địa phương, nhất là cấp xã khi buông lỏng quản lý để hoạt động khai thác trái phép kéo dài.

Vậy, liệu Nghị định số 23/2020/NĐ-CP sau khi được ban hành có thể đi vào thực tiễn?

Nghị định số 23/2020/NĐ-CP sẽ góp phần ngăn chặn hiệu quả hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép? - Ảnh: TNMT

Nghị định số 23/2020/NĐ-CP cụ thể hóa 5 chính sách đã được Chính phủ thông qua trong quản lý tài nguyên, khoáng sản - Ảnh: TNMT

Thông tin với báo chí, ông Lại Hồng Thanh - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Bộ TNMT) khẳng định: Nghị định số 23/2020/NĐ-CP sẽ góp phần ngăn chặn hiệu quả hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép!

Theo ông Thanh, Nghị định số 23/2020/NĐ-CP cụ thể hóa 5 chính sách đã được Chính phủ thông qua, trong đó, đáng chú ý là việc, hoạt động khai thác cát, cuội, sỏi, gắn với bảo vệ lòng bờ, bãi sông; quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên cát, cuội, sỏi lòng sông thống nhất theo lưu vực, gắn với trách nhiệm của địa phương theo địa giới hành chính;…

"Ngoài ra, trong khai thác cát sỏi, tổ chức, cá nhân có hoạt động tác động đến lòng, bờ, bãi sông đều phải xây dựng phương án bảo vệ lòng, bờ, bãi sông và là một phần trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường - ĐTM; khai thác cát, sỏi lòng sông phải tuân thủ quy định về thời gian được phép khai thác, đăng ký tên, loại phương tiện, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, lưu trữ thông tin về vị trí, hành trình di chuyển của thiết bị sử dụng để khai thác, vận chuyển cát sỏi; lắp đặt bảng thông báo đề công khai các thông tin về dự án khai thác cát sỏi (về tọa độ, diện tích, sơ đồ phạm vi khu vực khai thác, thời gian khai thác, tên, loại phương tiện khai thác)", ông Thanh nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nghị định 23/2020: “Cơ chế thép” dẹp loạn khai thác cát, sỏi trái phép tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711712356 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711712356 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10