Cơ hội cho ngân hàng số ở Việt Nam (kỳ cuối): Dư địa đồng hành công nghệ

Diendandoanhnghiep.vn Ngân hàng Mở Open Banking trong dài hạn là mô hình các ngân hàng số hướng tới, nhưng sẽ cần nhiều điều kiện để thúc đẩy phát triển...

>>> Cơ hội cho ngân hàng số ở Việt Nam (kỳ 3): Lựa chọn mô hình phù hợp

Có thể thấy ngân hàng số ở Việt Nam vẫn còn ở giai đoạn rất sơ khai, có thể một phần là do khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng số ở nước ta hiện nay chưa đầy đủ nên rất cần một hệ thống pháp luật đi kèm tạo điều kiện nền tảng cho hoạt động ngân hàng số không chỉ tồn tại mà phải có dư địa phát triển đồng hành cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ.

nhiều nhà băng Việt đang ứng dụng công nghệ Open Banking (ngân hàng mở) trong hoạt động của mình

Nhiều nhà băng Việt đang ứng dụng công nghệ Open Banking (ngân hàng mở) trong hoạt động của mình và bắt tay để đổi mới công nghệ tài chính. Ảnh: Omni BIDV iBank của BIDV

Đó là: Thứ nhất, việc cấp giấy phép hoạt động ngân hàng số vào cơ chế thử nghiệm sandbox để có những kết quả bước đầu phục vụ triển khai trong thực tế. Trong giấy phép ngân hàng số, có thể thực hiện mô hình cấp giấy phép từng giai đoạn và lồng ghép các yêu cầu về tài chính toàn diện để tăng phát huy tiềm năng của ngân hàng số.

Thứ hai, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng trong đó quy định rõ các hoạt động ngân hàng trên không gian mạng gồm phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước, những dịch vụ mà các tổ chức tín dụng được phép thực hiện trong từng thời kỳ và cơ chế giám sát đảm bảo an toàn hệ thống với những giao dịch trên nền tảng số.

Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản quy định về hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử để tạo tiền đề cho các hoạt động cho vay hoàn toàn trên nền tảng số và các thủ tục pháp lý liên quan. Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các Bộ, ngành sớm đồng bộ và hợp lý hóa các quy định pháp lý hiện hành liên quan về giao dịch điện tử, chữ ký, chứng từ điện tử, việc định danh và xác thực khách hàng điện tử, việc chia sẻ dữ liệu và bảo mật thông tin khách hàng, quy trình nghiệp vụ... với thực tiễn ứng dụng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng.

>>> Cơ hội cho ngân hàng số ở Việt Nam (kỳ 2): Các nhà băng đã sẵn sàng ra sao?

>>> Cơ hội cho ngân hàng số ở Việt Nam (kỳ 1): Xu thế tất yếu của kinh tế số

Theo dự báo của Financial Brand, Open Banking là một trong 8 xu hướng fintech sẽ làm thay đổi ngành ngân hàng. Đây cũng là xu hướng toàn cầu quan trọng nhất trong hệ sinh thái ngân hàng trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng

Thứ ba, ban hành quy định về bảo về bảo vệ dữ liệu cá nhân, tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý nhà nước giám sát việc thực hiện truy cập, xử lý và lưu trữ thông tin cá nhân đối với hoạt động của ngân hàng số. Sớm xây dựng được quy tắc chia sẻ dữ liệu khách hàng để xác định được những dữ liệu có thể chia sẻ, dữ liệu không thể chia sẻ và những dữ liệu cần sự đồng ý của khách hàng để chia sẻ, giúp triển khai Open API hiệu quả, hướng tới Ngân hàng Mở Open Banking trong dài hạn.

(OCB) là đơn vị tiên phong triển khai mô hình ngân hàng mở với nền tảng API và đã triển khai thành công từ cuối năm 2019

OCB là một trrong những tổ chức tiên phong triển khai mô hình ngân hàng mở với nền tảng API và đã triển khai thành công từ cuối năm 2019. Ảnh: OCB Omni

Thứ tư, đẩy nhanh hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đồng thời ban hành cơ chế cho các ngân hàng, tổ chức, doanh nghiệp chia sẻ, tiếp cận dữ liệu, phát triển hệ sinh thái người dùng, từ đó làm cơ sở phát triển định danh điện tử đối với công dân và tiến tới định danh trực tuyến theo nguyên tắc phân quyền truy cập theo chức năng quản lý nhà nước để từng bước số hóa giao dịch điện tử của người dân, góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư toàn diện nhất.

Trên thị trường tài chính Việt Nam, hiện đã có nhiều ngân hàng như VietinBank, OCB,  Vietcombank, Agribank, Bắc Á, BIDV, VPBank... có những bước tiên phong trong việc mở API. Đến đầu 2021, VietinBank đã có hơn 127 API được cung cấp trên thị trường với hơn 73 đối tác (nền tảng iConnect); OCB đã triển khai hơn 30 API mở; BIDV triển khai nền tảng BIDV Paygate; ứng dụng ngân hàng số Timo kết hợp với VPBank và sau đó là Bản Việt Bank… Các ngân hàng vẫn đang tiếp tục thúc đẩy xu hướng để mở rộng và trở thành Open Banking hiệu quả. Tuy nhiên, mặc dù các ngân hàng đã nỗ lực nhằm thay đổi phương thức cung cấp và kiểm soát các sản phẩm và dịch vụ tài chính trên các kênh phân phối độc quyền của riêng ngân hàng như phòng giao dịch và ngân hàng trực tuyến sang đa kênh, phá vỡ mọi hạn chế và gia tăng trải nghiệm cho khách hàng, thì một trong vấn đề "nút thắt" vẫn là các kết nối áp dụng mới chỉ là các kết nối song phương giữa ngân hàng và các đơn vị, chưa có một tiêu chuẩn chung thống nhất. Khung pháp lý để quản lý ngân hàng mở chưa hoàn thiện.

(*Nhóm tác giả: Nguyễn Đức Kiên, Dương Quốc Anh, Đào Minh Thắng, Trần Văn)

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cơ hội cho ngân hàng số ở Việt Nam (kỳ cuối): Dư địa đồng hành công nghệ tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713623565 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713623565 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10