Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
Sự tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí và cảnh báo sức khoẻ người dùng kịp thời … khiến cho công nghệ y tế (medtech) Việt Nam nhanh chóng phát triển.
>>Startup vexere.com: Ứng dụng công nghệ và khả năng sáng tạo đổi mới cho ngành du lịch và vận tải
Một số startup medtech được nhắc tên nhờ hoạt động thành công nhất định tại Việt Nam hoặc gọi được số vốn lớn, như IVIE by Isofhcare, Doctor Anywhere, Medici… Họ đều có những điểm chung dễ nhận biết nằm ở sản phẩm và khách hàng.
IVIE by Isofhcare - Ứng dụng đặt lịch khám online hàng đầu - đạt giải Đồng Á Quân chung kết cuộc thi TECHFEST 2021 với nền tảng thương mại điện tử chuyên biệt chăm sóc sức khỏe mọi lúc, mọi nơi. Một số đặc điểm nổi bật ở IVIE như tư vấn, khám bệnh trực tuyến với các chuyên gia y tế hàng đầu, đặt lịch khám chữa bệnh tại cơ sở y tế nhanh chóng, chủ động, hồ sơ y tế điện tử tiện lợi, có thể đọc bản tin sức khỏe hàng ngày.
>>Startup Propzy từng được SoftBank đầu tư công bố hoạt động tại Việt Nam
Doctor Anywhere - Ứng dụng thăm khám trực tuyến - gọi vốn thành công series C trị giá 88 triệu đôla Singapore. Với số tiền gọi vốn tương đương 65,7 triệu USD, đây là một trong những vòng tài trợ tư nhân lớn nhất từng được huy động bởi một công ty công nghệ y tế ở Đông Nam Á. Với mong muốn tối ưu hóa trải nghiệm thăm khám sức khỏe của bạn, Doctor Anywhere đã chính thức có mặt tại Việt Nam từ giữa năm 2019. Đội ngũ cán bộ của công ty đã và đang không ngừng nỗ lực để tạo ra một nền tảng y tế đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của không chỉ người dân mà còn cho bác sĩ và các cơ sở y tế theo phương châm "Lắng nghe, thấu hiểu và tận tâm".
Medici - Hệ sinh thái Công nghệ Chăm sóc Sức khỏe và Bảo hiểm có mạng lưới hoạt động trên hơn 30 tỉnh và thành phố tại Việt Nam với hơn 100.000 hồ sơ sức khỏe điện tử trên nền tảng theo dữ liệu công bố. Medici đã huy động vốn thành công cho vòng gọi vốn Pre - Series A, được dẫn dắt bởi hai quỹ đầu tư hàng đầu trong khu vực, Wavemaker Partners và Jungle Ventures.
Tại Việt Nam, startup phát triển đa dạng trong các lĩnh vực khác nhau, đa số trong đó đều lấy công nghệ làm nền tảng. Theo Austrade, số lượng startup của Việt Nam nhiều thứ 3 ở Đông Nam Á, nhưng ở lĩnh vực y tế thì Việt Nam chỉ chiếm 2% trong tổng số hơn 4.000 startup công nghệ y tế tại Châu Á. Công nghệ y tế và chăm sóc sức khỏe vẫn là mảnh đất đầy tiềm năng cho startup phát triển.
Ước tính mỗi năm người Việt Nam ra nước ngoài khám chữa bệnh hết 2-3 tỷ USD, cho thấy người Việt sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho y tế. Điều này báo hiệu rằng ngành y tế nói chung và công nghệ y tế nói riêng còn rất nhiều tiềm năng cần được khai phá để phục vụ chính sức khỏe cho người dân nước nhà.
>>Startup Vuihoc gọi vốn thành công 2 triệu USD từ quỹ ngoại
Để gia nhập lĩnh vực này, Bác sĩ Tô Quang Định – trợ lý điều hành Phòng khám Bác sĩ gia đình thuộc Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP HCM – đưa ra lời khuyên cho các startup: Nên tập trung triển khai các ứng dụng, thiết bị theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho các bệnh mãn tính không lây như ung thư, tim mạch, tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, và tâm thần. Bởi, theo các nhà khoa học, 70% nguyên nhân tử vong ở người già là các bệnh mãn tính không lây, trong khi tháp dân số Việt Nam đến năm 2050 cũng sẽ thay đổi với xu thế người già chiếm tỷ lệ đáng kể, do đó những bệnh mãn tính không lây sẽ ngày càng phổ biến.
“Xu thế thứ hai là nên tập trung vào các giải pháp phòng bệnh, theo dõi sức khỏe. Phải có giải pháp theo dõi sức khỏe và cảnh báo nguy cơ 24/7”, Bác sĩ Tô Quang Định nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm