Thương hiệu phải luôn được “bán đắt”. Định lại giá trong thương hiệu là điều vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp giày dép Việt Nam.
>>Da giày cần sớm có chiến lược phát triển ngành
Ông Trần Đình Thăng, Giám đốc Công ty TNHH Nhật Việt, Chủ thương hiệu giầy dép Vento Việt Nam chia sẻ với DĐDN về triển vọng của ngành giày dép Việt Nam thời gian tới.
-Ông đánh giá như thế nào về thị trường giày dép của Việt Nam?
Việt Nam đứng thế hai thế giới về xuất khẩu giày dép, hàng năm chúng ta xuất khẩu ra thế giới khoảng 20 tỷ USD. Đây là kim ngạch rất lớn mang lại ngoại tệ cho Việt Nam.
Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với nguồn lực sản xuất công nghiệp giày dép của chúng ta, với số lượng công nhân lành nghề cao, đồng thời hoàn toàn làm chủ công nghệ từ các khâu để xuất khẩu giày ra thế giới.
Ngoài ra, trong sản phẩm giày dép Việt Nam có nhiều nguyên vật liệu sẵn có. Như vậy, tỉ trọng hàng Việt Nam được cấp C/O để xuất khẩu đi thế giới chiếm tới gần 70%. Qua đó cho thấy tỉ trọng mang lại từ xuất khẩu giày dép là rất lớn.
-Theo ông, cơ hội nào cho giày dép Việt Nam tại thị trường EU?
Thị trường EU với hơn 500 triệu dân của 27 nước thành viên, việc xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường này mỗi năm chúng ta đã tăng trưởng từ 13% đến 14%/năm.
Trong năm 2023 chúng ta có thể gặp phải một số khó khăn bởi một số nhà sản xuất cũng như một số thương hiệu lớn giày dép cắt giảm tại thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, công ty chúng tôi đã tìm đến một số thị trường tại châu Á, trong đó có thị trường Trung Đông nhằm duy trì đủ đơn hàng để công ty vẫn có thể hoạt động bình thường.
Tôi tin tưởng đến cuối năm 2023 sau khi thị trường EU được phục hồi thì chúng tôi sẽ quay trở lại sản xuất và xuất khẩu cho thị trường này.
-Thực tế, thời gian qua ngành da giày đã gặp phải không ít khó khăn do thiếu đơn hàng và cắt giảm lao động, thưa ông?
Rất may mắn cho công ty chúng tôi đến thời điểm này vẫn không bị vướng mắc về thị trường và khách hàng. Hơn 25 năm làm hàng xuất khẩu, thương hiệu giày dép Vento đã xác định được thị trường phù hợp với sản phẩm của mình.
Khi chọn được sản phầm phù hợp với thị trường, với chất lượng đảm bảo, đặc biệt với giá thành cạnh rất cạnh tranh, thì dù bất cứ trong hoàn cảnh khó khăn như hiện tại thì công ty vẫn không bị ảnh hưởng vì thiếu đơn hàng, công nhân vẫn có đủ việc làm, thậm chí còn phải tăng ca sản xuất.
>>Chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam: Tiếp theo là da giày?
>>3 kiến nghị giúp ngành da giày vượt qua thách thức lạm phát
-Vậy, theo ông đâu là cách để Vento vượt lên theo cách đi của riêng mình?
Có rất nhiều quy trình làm thương hiệu, nhưng phần lớn các doanh nghiệp sản xuất giày dép của Việt Nam chỉ làm tới công đoạn FOB, tức là bán ra khỏi cảng của họ là “dừng lại”, các quy trình làm thương hiệu tiếp theo các doanh nghiệp “bỏ ngang” không làm.
Nếu không làm hết quy trình thương hiệu thì sẽ không biết khả năng sản phẩm của doanh nghiệp có được thị trường đánh giá cao hay không. Đơn cử, sản phẩm có đạt chuẩn chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, giá, tương tác khách hàng… hay không thì doanh nghiệp Việt lại không đi đến cùng.
Tất cả các chuẩn này, các doanh nghiệp giày dép còn đang thiếu rất nhiều mà thị trường thế giới yêu cầu. Doanh nghiệp có thể làm ra sản phẩm đẹp nhưng có rất nhiều “chuẩn” thị trường và khách hàng trên thế giới yêu cầu phải “vượt qua”, như giá bán, phương án bán hàng…
Riêng với Vento, trải qua 25 năm xây dựng và phát triển chúng tôi luôn bám sát các mục tiêu đã đề ra, chuẩn chỉ từ những khâu nhỏ nhất để tạo ra một sản phẩm mang tính cạnh tranh cao nhất.
Chúng tôi quan niệm, thương hiệu phải luôn “bán đắt”. Định lại giá trong thương hiệu là điều vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp Việt Nam.
-Trân trọng cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
00:20, 29/11/2022
04:10, 21/10/2022
04:00, 19/08/2022
07:58, 27/05/2022
03:30, 29/01/2022