Cơ hội lịch sử cho ngành địa ốc

VI ANH 24/09/2023 03:00

Từ đầu năm đến nay, Chính phủ đã không ngừng quan tâm và ban hành loạt chính sách nhằm hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi, doanh nghiệp địa ốc vượt qua khó khăn.

>>VCCI vinh danh Yoko Onsen Quang Hanh tại Dự án đáng sống 2023

Tại Diễn đàn phát triển bền vững thị trường bất động sản và Trao chứng nhận Dự án đáng sống 2023, ông Phạm Tấn Công –  Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, sự quan trọng và vai trò đặc biệt của thị trường bất động sản đối với nền kinh tế quốc gia của Việt Nam. Theo đó, thị trường bất động sản không chỉ tồn tại với hệ sinh thái riêng, mà còn có mối quan hệ trực tiếp với các thị trường khác như thị trường tài chính, thị trường lao động...

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Cơ hội lịch sử 

Thực tế, từ đầu năm đến nay, Chính phủ đã không ngừng quan tâm và ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ thị trường hồi phục, doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Chỉ trong 6 tháng đầu năm, Chính phủ đã ban hành gần 10 nghị quyết, nghị định, thông tư, cùng với đó là nhiều cuộc họp với các hiệp hội, doanh nghiệp bất động sản đầu ngành được tổ chức để tìm ra hướng giải quyết những khó khăn trên thị trường.

Trong đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/03/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ và mới đây ngày 27/5/2023, tại Công điện 469/CĐ-TTg Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp trong ngắn hạn cũng như lâu dài để tháo gỡ, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Tổ công tác cùng Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành, địa phương đã khẩn trương, tích cực triển khai, thực hiện các nhiệm vụ được giao và đạt được một số kết quả cụ thể ban đầu.

Ông Phạm Tấn Công cũng cho biết, hiện tại Luật Đất đai 2013 đang được sửa đổi, đã qua hai kỳ họp Quốc hội thảo luận và có thể sẽ thông qua tại kỳ họp tới. Thời gian qua Quốc hội, Chính phủ đã tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Kỳ họp Quốc hội lần thứ 5 vừa qua cũng đã thảo luận cho ý kiến lần đầu về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Như vậy sẽ có một cơ hội lịch sử là cả 3 dự án luật quan trọng nhất với ngành bất động sản sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại cùng một kỳ họp - Kỳ họp thứ 6 vào tháng 10 năm 2023 tới. Các đạo luật này sẽ tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân, cũng như tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản, thị trường nhà ở và nền kinh tế.

Giải pháp hỗ trợ thị trường bất động sản

Ông Nguyễn Quốc Hiệp – Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam ghi nhận thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay được cho là rất hấp dẫn với 100 triệu dân, tốc độ đô thị hóa cao,… thị trường còn rất tiềm năng phát triển, cứ năm sau thị trường phát triển nhanh hơn năm trước.

từ đầu năm đến nay, Chính phủ đã không ngừng quan tâm và ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ thị trường hồi phục, doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Thời gian qua, Chính phủ đã không ngừng quan tâm và ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ thị trường BĐS hồi phục.

>>Khu đô thị Casamia của Tập đoàn Đạt Phương dành giải “Dự án đáng sống 2023”

Tuy nhiên, trong những năm qua, thị trường vẫn thăng trầm, đặc biệt là năm 2022, thị trường gặp phải không ít khó khăn vướng mắc, nhất là về mặt pháp lý (70% các vướng mắc xuất phát từ pháp lý).

Một trong những ví dụ có thể kể đến như Luật Đấu thầu vừa thông qua đã xuất hiện những bất cập, trong thời gian tới, Hiệp hội sẽ có kiến nghị gửi cơ quan quản lý, doanh nghiệp mong muốn các luật ban hành phải có tuổi đời dài hơn thay vì ngắn như hiện nay.

PGS.TS Trần Đình Thiên - Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho biết, giai đoạn tới cần tập trung cho việc khôi phục niềm tin của nhà đầu tư, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Có thể thấy, quá trình phục hồi của nền kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu tích cực, tuy nhiên khu vực doanh nghiệp tư nhân nói chung và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực địa ốc nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn.

Để tháo gỡ các vướng mắc, Nhà nước cần tung ra những hỗ trợ mạnh hơn để vực dậy thị trường bất động sản. Bên cạnh đó, cả phía cung và cầu đều nên có những quỹ bảo lãnh cho vay nhằm thúc đẩy phát triển thị trường này. Trong đó, Bộ Tài chính cần có các biện pháp để bảo đảm an toàn và giảm nhẹ gánh nặng cho hệ thống ngân hàng.

Đặc biệt, các Hiệp hội doanh nghiệp cần tiếp tục nâng cao tiếng nói nhằm giúp các cơ quan nhà nước nhận diện nhanh chóng các khó khăn, từ đó có các chính sách, biện pháp tháo gỡ kịp thời. 

Có thể bạn quan tâm

  • Hải Phòng: Lợi thế nào để bất động sản “cất cánh”?

    Hải Phòng: Lợi thế nào để bất động sản “cất cánh”?

    21:18, 22/09/2023

  • DỰ ÁN ĐÁNG SỐNG 2023: Tiếp tục đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản

    DỰ ÁN ĐÁNG SỐNG 2023: Tiếp tục đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản

    10:23, 22/09/2023

  • DỰ ÁN ĐÁNG SỐNG 2023: Cơ hội lịch sử cho hoàn thiện cơ chế phát triển thị trường bất động sản

    DỰ ÁN ĐÁNG SỐNG 2023: Cơ hội lịch sử cho hoàn thiện cơ chế phát triển thị trường bất động sản

    09:42, 22/09/2023

  • Phát triển bền vững thị trường bất động sản

    Phát triển bền vững thị trường bất động sản

    09:00, 22/09/2023

  • Sáng 22/9: Diễn đàn phát triển bền vững thị trường bất động sản - Trao chứng nhận DỰ ÁN ĐÁNG SỐNG 2023

    Sáng 22/9: Diễn đàn phát triển bền vững thị trường bất động sản - Trao chứng nhận DỰ ÁN ĐÁNG SỐNG 2023

    01:00, 22/09/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cơ hội lịch sử cho ngành địa ốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO