Cơ hội từ CPTPP (Kỳ II): Peru - thị trường nhỏ, cơ hội lớn

Diendandoanhnghiep.vn Quan hệ hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Peru còn rất khiêm tốn so với tiềm năng. Tuy nhiên sau khi CPTPP đi vào thực thi, cơ hội đưa hàng hoá Việt Nam vào thị trường này rất lớn.

Peru cam kết xóa bỏ 81% các dòng thuế ngay sau khi hiệp định này có hiệu lực và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 99,4% dòng thuế vào năm thứ 17.

p/Năm 2018 xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Peru chỉ đạt khoảng 250 triệu USD. (Biểu đồ: Kim ngạch thương mại 2 chiều Việt Nam - Peru. Đơn vị tính: triệu USD)

Năm 2018 xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Peru chỉ đạt khoảng 250 triệu USD. (Biểu đồ: Kim ngạch thương mại 2 chiều Việt Nam - Peru. Đơn vị tính: triệu USD)

Thị trường rộng mở

Theo Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương), Peru được đánh giá là thị trường tiềm năng và tương đối phù hợp với trình độ và quy mô cũng như cách tiếp cận của Việt Nam, bởi 75% doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Peru có quy mô nhỏ và vừa, hàng hóa sản phẩm dễ thâm nhập, cạnh tranh và có thể đi vào các nước láng giềng như Ecuador, Colombia, Bolivia và Brazil.

Dù vậy, năm 2018 xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Peru chỉ đạt khoảng 250 triệu USD. CPTPP có hiệu lực trong năm 2019 tại Peru hứa hẹn sẽ tạo xung lực mới cho quan hệ thương mại hai nước.
Đây cũng là lần đầu tiên hai nước có quan hệ FTA, và Việt Nam cần nắm bắt các cơ hội mà CPTPP mang lại để đẩy mạnh xuất khẩu một số loại hàng hóa có thế mạnh, như đồ gỗ ngoại thất, hạt điều, chè, hạt tiêu, rau củ quả, một số loại cà phê, dệt may, giày dép xuất khẩu sang Peru.

Lưu ý với doanh nghiệp

Cơ hội xuất khẩu của doanh nghiệp Việt vào Peru rất lớn, nhưng thị trường cũng có những quy định khá rõ ràng. Chính phủ Peru không đặt ra những yêu cầu đặc biệt nào đối với những tiêu chuẩn áp dụng cho hàng nhập khẩu, nhưng nông sản, thực vật, hạt giống, cành giâm, hoa quả tươi... cần phải có sự cho phép nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp Peru. Mọi loại sữa đã qua chế biến phải qua kiểm tra phân tích tại Peru trước khi thông quan.

Bên cạnh đó, khi nhập khẩu vào Peru, doanh nghiệp cần những chứng từ như ít nhất 5 bản hóa đơn thương mại, trong đó có một bản gốc; tối thiểu 6 bản vận đơn (B/L, Bill air way...), trong đó 1 bản gốc, phải có bản dịch tiếng Tây Ban Nha. Tuy nhiên nước này không yêu cầu bắt buộc phải có phiếu đóng gói.

Ngoài ra, các doanh nghiệp buộc phải có đủ các giấy chứng nhận đặc biệt, như: giấy phép nhập khẩu, giấy chứng nhận vệ sinh và an toàn sinh học, các chứng từ về sản phẩm nông nghiệp và thủy hải sản, giấy chứng nhận xuất xứ,...

Kỳ III: Chile- thị trường đầy tiềm năng

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cơ hội từ CPTPP (Kỳ II): Peru - thị trường nhỏ, cơ hội lớn tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713556677 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713556677 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10