Nền kinh tế số toàn cầu mở đầu năm 2023 với màn ra mắt đầy ấn tượng của chatGPT. Đây là một trong những minh chứng cho thấy thị trường trung tâm dữ liệu là món đầu tư thời thượng hiện nay.
>> Trung tâm dữ liệu mới quy mô tủ rack lớn nhất Việt Nam có gì đặc biệt?
Theo Statista, doanh thu thị trường trung tâm dữ liệu toàn cầu dự kiến đạt 342,1 tỷ USD trong năm 2023 và đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 4,66% trong giai đoạn 2023- 2027.
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) bắt đầu được nghiên cứu từ năm 1950, mãi đến thập niên 80 trở đi mới được ứng dụng thử nghiệm. Năm 2016, công ty Hanson Robotics tại Hong Kong giới thiệu Robot Sophia thông minh nhất thế giới, được xem là đỉnh cao của AI lúc đó.
Thực ra, AI sơ khai đã được các công ty công nghệ ứng dụng dưới nhiều dạng thức khác nhau, như dây chuyền sản xuất tự động hóa, công nghệ chip, bảng mạch trong lĩnh vực điện tử, giao thông thông minh. Đặc biệt, các “ông lớn” công nghệ Mỹ như Google, Microsof, Facebook,… đã thu thập dữ liệu lớn (Big Data) để nắm bắt thói quen, thị hiếu người dùng.
Rõ ràng, những món lợi khổng lồ mà các công ty công nghệ kiếm được, đã khuếch trương tầm ảnh hưởng đến chính trường; đủ sức mặc cả với chính khách, Chính phủ dựa trên dữ liệu nắm được.
Khuynh hướng công nghiệp 4.0 đạt được những bước tiến rất dài đủ để khẳng định đây là xu thế không thể cưỡng lại. Khi công nghệ tương lai được thiết kế để giảm thiểu sự tham gia trực tiếp của con người vào quá trình kinh tế thì AI là sự thay thế hoàn hảo.
“Cơn sốt” ChatGPT đã tác động lớn tới các start-up AI khác. Startup AI Jasper đã huy động được 125 triệu USD với định giá 1,5 tỷ USD. Hay như Stability AI đã huy động được 101 triệu USD với mức định giá 1 tỷ USD. Các công ty AI có quy mô nhỏ hơn như Character.AI, Replika, You.com… cũng đang được các nhà đầu tư quan tâm đặc biệt.
>> Cuộc đua trung tâm dữ liệu ở Việt Nam nóng lên
Mỗi năm, Trung Quốc đầu tư 30 tỷ USD vào AI, dẫn đầu thế giới. Theo nghiên cứu của Viện McKinsey, doanh thu ngành AI đến năm 2025 có thể đạt 300 tỷ USD. Đặc biệt, những công ty sớm ứng dụng AI trong các lĩnh vực viễn thông, dịch vụ tài chính, bán lẻ, giáo dục, y tế... đạt mức lợi nhuận cao hơn đến 20%.
AI, dữ liệu, kinh tế số là một lĩnh vực mà bản thân nó cũng cần có không gian hạ tầng kỹ thuật để phục vụ. Do vậy, sự bùng nổ AI cũng kéo theo cơn sốt tìm kiếm đầu tư các trung tâm dữ liệu quy mô lớn.
Nếu như công nghiệp truyền thống cần khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thì công nghệ AI cần trung tâm dữ liệu, đó là hệ thống máy chủ, trung tâm nghiên cứu sáng tạo phần mềm tương tự như ChatGPT. Việt Nam đang có những đặc tính cần thiết để trở thành một thị trường trung tâm dữ liệu lớn trong khu vực.
Thứ nhất, VinGroup, Viettel, VNG, FPT… là những tập đoàn tiên phong ở Việt Nam đầu tư nhiều tỷ USD xây dựng trung tâm dữ liệu lớn đón đầu xu hướng mới. Đây là bước chuẩn bị khá bài bản mà doanh nghiệp nội chưa từng có lợi thế trong các cuộc cách mạng công nghiệp trước đó.
Những doanh nghiệp này đóng vai trò cầu nối với môi trường công nghệ AI toàn cầu. Riêng FPT đã xuất khẩu phần mềm cho những đối tác hàng đầu thế giới với 3.000 khách hàng ở 20 quốc gia, lãnh thổ, trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore.
Chỉ số sẵn sàng AI toàn cầu của Việt Nam (GAIRI) hiện nay xếp thứ 55/181 quốc gia, vượt qua nhóm trung bình. Đặc biệt, tốc độ “nhảy bậc” rất nhanh qua từng năm cho thấy khả năng hoạch định và triển khai chiến lược kinh tế số là đúng đắn và khoa học. Việt Nam đang được đánh giá là thị trường mới nổi về dữ liệu toàn cầu.
Thứ hai, quy mô dân số Việt Nam gần 100 triệu người, trong đó cơ cấu trẻ là chủ đạo và sự gia tăng nhanh chóng tầng lớp trung lưu là những yếu tố cực kỳ hấp dẫn để xây dựng dữ liệu và cung cấp công cụ trải nghiệm mới. Báo cáo ResearchAndMarkets (Ireland) đánh giá Việt Nam là 1 trong 10 thị trường dữ liệu mới nổi trên toàn cầu năm 2021, dự kiến đạt mức tăng trưởng kép hàng năm gần 15% cho đến năm 2026.
Rõ ràng Việt Nam là thị trường dữ liệu hấp dẫn không thể bỏ qua. Thời lượng sử dụng internet ở Việt Nam cũng là tham số quan trọng để các nhà đầu tư cân nhắc lựa chọn.
Thứ ba, song trùng với chiến lược thu hút đầu tư, Việt Nam đang nỗ lực cải cách thể chế, liên tục cập nhật chính sách mới. Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành một trung tâm dữ liệu hàng đầu của khu vực, cạnh tranh với Thái Lan, Maylaysia.
Có thể bạn quan tâm
Cần cân nhắc việc bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với trung tâm dữ liệu
03:40, 20/08/2022
Thị trường trung tâm dữ liệu Việt bắt đầu nóng lên
04:00, 22/04/2022
Bất động sản trung tâm dữ liệu: Cơ hội lớn cho các doanh nghiệp
03:00, 16/02/2022
Bất động sản trung tâm dữ liệu tăng nhiệt
14:00, 12/08/2021
Chuyển thanh toán thương mại điện tử qua Trung tâm dữ liệu quốc gia
08:03, 29/11/2019
Apple hủy bỏ dự án trung tâm dữ liệu tỷ đô tại Ireland
04:21, 11/05/2018