Cơ hội từ xu thế phát triển kinh tế tuần hoàn

Diendandoanhnghiep.vn Việc chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn đã trở thành xu thế phát triển tất yếu, một cơ hội phát triển kinh tế cho Việt Nam, mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia và doanh nghiệp...

>> [TRỰC TIẾP] Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong khởi nghiệp tạo tác động

Cơ hội từ kinh tế tuần hoàn

Phát biểu tại Diễn đàn Khởi nghiệp quốc tế: “Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong khởi nghiệp tạo tác động” do Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 15/11/2022, ông Nguyễn Tiến Huy, Giám đốc Văn phòng doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững (SD4B), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, theo báo cáo đánh giá Rủi ro toàn cầu mà Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố đầu năm 2022, nhân loại đang phải đối mặt với 03 thách thức lớn, đó là: Biến đổi khí hậu; Ô nhiễm môi trường và Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

Ông Nguyễn Tiến Huy, Giám đốc Văn phòng doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững (SD4B), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Ông Nguyễn Tiến Huy, Giám đốc Văn phòng doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững (SD4B), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Cùng với sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, sự phát triển nóng của các hoạt động phát triển kinh tế không bền vững gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh tuyến tính truyền thống là nền kinh tế khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, xả thải gây ô nhiễm môi trường và là tác nhân gây biến đổi khí hậu. Mỗi năm, ước khoảng hơn 100 tỷ tấn tài nguyên thiên nhiên được được khai thác sử dụng cho nền kinh tế toàn cầu, từ khoáng sản kim loại và nhiên liệu hóa thạch đến các vật liệu hữu cơ từ thực vật và động vật. Trong số này, mới chỉ có 8,6% được tái chế và sử dụng lại.

Theo ước tính, nếu giữ nguyên tốc độ khai thác tài nguyên như hiện nay thì đến năm 2050 chúng ta sẽ phải cần có 3 trái đất mới đủ cung cấp tài nguyên cho các hoạt động của con người. Chính vì những lẽ đó, việc chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang mô hình kinh tế bền vững hơn là vô cùng cấp thiết.

“Cùng với kinh tế xanh, kinh tế phát thải carbon thấp, mô hình kinh tế tuần hoàn được coi là chìa khóa để giải quyết yêu cầu về sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới phát triển bền vững, hài hòa đồng thời lợi ích kinh tế và môi trường.

Việc chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn đã trở thành xu thế phát triển tất yếu, một cơ hội phát triển kinh tế cho Việt Nam, mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia và doanh nghiệp...”, ông Huy nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Tiến Huy cũng đặt vấn đề, chúng ta đã được nghe về những xu thế, lợi ích, cơ hội và thách thức của việc phát triển hoạt động kinh doanh theo hướng bền vững, kinh doanh tuần hoàn; vậy mô hình sản xuất, kinh doanh tuần hoàn sẽ mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp, cho cộng đồng? 

Trả lời cho câu hỏi này, ông Huy cho biết, kinh doanh tuần hoàn giúp tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên; bảo đảm cung cấp nguyên liệu ổn định; thay đổi, tạo ra nhu cầu, trong đó có nhu cầu đối với dịch vụ; tối ưu hóa quan hệ khách hàng, quan hệ chuỗi cung ứng, tăng khả năng hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu; giảm phát thải khí nhà kính, đóng góp vào chống biến đổi khí hậu; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và việc làm, tạo ra lợi nhuận mới.

Toàn cảnh Diễn đàn Khởi nghiệp quốc tế: “Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong khởi nghiệp tạo tác động”

Toàn cảnh Diễn đàn Khởi nghiệp quốc tế: “Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong khởi nghiệp tạo tác động”

Theo ước tính của Liên minh châu Âu, kinh tế tuần hoàn có thể tạo ra cho các nước thành viên Liên minh châu Âu lợi ích là 600 tỷ euro và 580.000 việc làm mới mỗi năm. Ở Việt Nam, tuy chưa có con số ước tính, nhưng chắc chắn cũng sẽ rất lớn.

“Các mô hình kinh doanh tuần hoàn giúp cho quá trình tăng trưởng kinh tế được tách rời ra khỏi tình trạng tiêu thụ tài nguyên. Đối với các doanh nghiệp, điều đó có nghĩa là bảo tồn nguyên vật liệu, kéo dài tuổi thọ của sản phẩm thông qua sửa chữa và tái sử dụng và cuối cùng là tái chế. Mô hình kinh doanh tuần hoàn thường gắn liền với các mô hình khởi nghiệp kinh doanh đổi mới, sáng tạo và công nghệ... Và, xu thế kinh doanh tuần hoàn thường do những nhà Khởi nghiệp có các mô hình kinh doanh sáng tạo dẫn dắt.

Các mô hình khởi sự kinh doanh và sản xuất sản phẩm tuần hoàn được xây dựng tốt sẽ thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp, cắt giảm chi phí và xây dựng khả năng thích ứng linh hoạt, đồng thời chuẩn bị cho doanh nghiệp hướng tới một tương lai các-bon thấp. Sau đại dịch Covid 19, kinh doanh xanh, kinh doanh tuần hoàn đang là hướng đi hiệu quả giúp doanh nghiệp phục hồi.

Nhiều khảo sát đã chỉ ra rằng, tính tuần hoàn và bền vững trong mô hình kinh doanh đã trở thành một điều kiện tiên quyết đánh giá sự thành công của doanh nghiệp. Khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh doanh tuần hoàn, thì lợi ích mang lại cho xã hội sẽ nhân lên gấp bội. Các nghiên cứu chỉ ra rằng 21 sáng kiến quan trọng về kinh doanh tuần hoàn của các doanh nghiệp có thể giúp cắt giảm 39% lượng khí thải các bon dioxide toàn cầu và một nền kinh tế tuần hoàn có thể tăng GDP của Châu Âu lên 0,5% vào năm 2030”, ông Nguyễn Tiến Huy nói.

>> Phát triển chuỗi liên kết từ kinh tế tuần hoàn

Thách thức và giải pháp

Có thể thấy, cơ hội để chuyển đổi và khởi nghiệp kinh doanh tuần hoàn đã khá rõ. Nếu đứng ở vị trí của một người muốn khởi nghiệp kinh doanh theo mô hình kinh tế tuần hoàn cũng có nhiều yêu cầu điều kiện và thách thức.

Diễn đàn Khởi nghiệp quốc tế: “Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong khởi nghiệp tạo tác động”

Diễn đàn Khởi nghiệp quốc tế: “Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong khởi nghiệp tạo tác động”

Trong đó, 5 yếu tố chính đã được đúc kết, bắt buộc người khởi nghiệp phải quan tâm đó là: Nắm bắt rõ xu thế vận động của thị trường; Hoạch định chính xác mục tiêu kinh doanh; Đặt trọng tâm ưu tiên cho công nghệ và thống kê dữ liệu; Chọn lựa và xây dựng quan hệ đối tác; Và cuối cùng là: Vận hành thí điểm, hoàn thiện và đo lường.

Khi nói về khởi nghiệp, nhiều người, thậm chí các chuyên gia cho rằng, 3-5% số doanh nghiệp khởi nghiệp thành công, tức là 100 doanh nghiệp khởi nghiệp thì 3-5 doanh nghiệp thành công đã là tốt.

“Nhưng tôi tin rằng, nếu các doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh tuần hoàn, tạo tác động thì nếu các bạn quan tâm, đảm bảo thực hiện đầy đủ 5 yếu tố kể ở trên thì khả năng thành công sẽ có thể đạt 100%”, ông Huy tin tưởng.

Về thách thức, Giám đốc Văn phòng doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững (SD4B) đã nêu ra 3 thách thức lớn nhất mà các báo cáo nghiên cứu đã tổng kết. Thứ nhất, là chi phí, việc triển khai các sáng kiến kinh doanh tuần hoàn luôn đòi hỏi một khoản chi phí đôi khi là rất lớn và không dễ huy động từ các nguồn đầu tư; Thứ hai, là năng lực sáng tạo và tiếp nhận công nghệ; và Thứ ba, là khả năng liên kết sản xuất theo chuỗi.

Diễn đàn Khởi nghiệp quốc tế: “Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong khởi nghiệp tạo tác động”

Chủ toạ Diễn đàn Khởi nghiệp quốc tế: “Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong khởi nghiệp tạo tác động”

Đối với vấn đề chi phí, kêu gọi nguồn vốn đầu tư, trong lúc này, tại Sharm-el-Sheikh, Nam Sinai, Ai Cập, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu COP 27, các nhà lãnh đạo trên thế giới đang gia tăng cam kết về tài chính để đầu tư cho công tác thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu. (khoảng 100 tỷ USD/năm). Như đã nói ở trên, kinh doanh tuần hoàn là một trong những phương thức để đạt được 2 mục tiêu này. Các doanh nghiệp khởi nghiệp hãy nỗ lực tiếp cận các nguồn tài chính xanh này từ các tổ chức phát triển, các nhà tài trợ như UNDP đang có mặt tại đây.

Về năng lực tiếp cận công nghệ, đó là sự tự lực, năng lực sáng tạo, tri thức của các bạn để thu nạp những công nghệ mới từ kho công nghệ, tri thức khổng lồ mà nhân loại tạo ra từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, kỷ nguyên của IoT, AI, Block Chain… Đặc biệt, đối với các bạn doanh nghiệp khởi nghiệp thì việc chuyển đổi sang mô hình sản xuất, kinh doanh tuần hoàn chính là động lực và là cơ hội để các bạn sáng tạo, thiết kế, tìm ra cách đi mới, ứng dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới để đi tắt, đón đầu xu thế.

Về việc liên kết xây dựng chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng, điều này rất cần thiết cho khởi nghiệp tạo tác động kinh doanh tuần hoàn. Rác thải của công ty A lại là nguyên liệu đầu vào tạo sản phẩm cho công ty B, và cứ thế vòng tuần hoàn tiếp diễn tạo nên một nền kinh tế tuần hoàn.

“Với vai trò là tổ chức quốc gia, đại diện và tập hợp cộng đồng kinh doanh, trong gần 60 năm hình thành và phát triển, VCCI đã luôn là cầu nối để liên kết các doanh nghiệp trong nước, cũng như quốc tế để mở ra những cơ hội kinh doanh mới. Và chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục đồng hành với cộng đồng khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp kinh doanh tuần hoàn trong những nỗ lực liên kết, mở rộng kinh doanh của các bạn”, ông Nguyễn Tiến Huy bày tỏ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cơ hội từ xu thế phát triển kinh tế tuần hoàn tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714166345 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714166345 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10