Cơ hội với CPTPP (Kỳ VIII): Tiềm năng xuất khẩu thuỷ sản vào New Zealand

Quốc Anh 24/04/2019 15:50

Sau khi CPTPP có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu thủy sản, sang New Zealand sẽ tăng mạnh.

Thủy sản Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu sang New Zealand khoảng 20 triệu USD/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 12%/năm.

p/Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang New Zealand đạt khoảng 20 triệu USD/năm (Biểu đồ: Thương mại song phươngp/Việt Nam - New Zealand năm 2017)

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang New Zealand đạt khoảng 20 triệu USD/năm (Biểu đồ: Thương mại song phương Việt Nam - New Zealand năm 2017)

Dư địa tăng xuất khẩu

Theo cam kết CPTPP, New Zealand cam kết xóa bỏ 94,6% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tương đương 69% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này (khoảng 101 triệu USD). Đặc biệt, vào năm thứ 7 kể từ khi thực hiện Hiệp định, các dòng thuế còn lại sẽ dần được xóa bỏ hoàn toàn.

Mặc dù có thế mạnh về nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản với 90% sản lượng dành cho xuất khẩu và chỉ có 10% tiêu thụ ở thị trường nội địa, nhưng New Zealand vẫn nhập khẩu các sản phẩm thủy sản với kim ngạch khoảng 100 triệu USD hàng năm. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là các loại thủy sản ở vùng nước ấm như cá phi-lê các loại, tôm đông lạnh, mực và bạch tuộc, các sản phẩm chế biến từ thủy sản như cá khô, muối, nước mắm và các chế phẩm từ tôm cá.

Tuy nhiên ở thị trường New Zealand, thuỷ sản Việt lại có vẻ như đang “lép vế”. Theo tính toán của Bộ Công Thương, thủy sản Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu sang New Zealand chỉ đạt khoảng 20 triệu USD hàng năm, chiếm 11-13% nhu cầu của thị trường này, nên dư địa còn nhiều.

Có thể bạn quan tâm

  • Cơ hội với CPTPP (Kỳ VII): “Bí quyết” tăng thị phần thủy sản tại Singapore

    06:10, 20/04/2019

  • Cơ hội từ CPTPP (Kỳ VI): Cách chinh phục thị trường Australia

    11:10, 18/04/2019

  • Xuất khẩu sang thị trường Úc (Kỳ II): Cơ hội từ CPTPP

    00:00, 14/04/2019

  • Cơ hội từ CPTPP (Kỳ V): Lưu ý chứng nhận Halal khi xuất khẩu sang Malaysia

    04:20, 12/04/2019

  • Cơ hội từ CPTPP (Kỳ IV): Đẩy mạnh xuất khẩu sang Nhật

    11:05, 11/04/2019

  • Cơ hội từ CPTPP (Kỳ III): Chile - thị trường đầy tiềm năng

    06:21, 06/04/2019

  • Cơ hội từ CPTPP (Kỳ I): Tiềm năng xuất khẩu sang Mexico

    05:11, 30/03/2019

  • Cơ hội từ CPTPP (Kỳ II): Peru - thị trường nhỏ, cơ hội lớn

    11:00, 04/04/2019

Lưu ý với doanh nghiệp

Thời gian gần đây, Ủy ban Thương mại New Zealand (UBTM) đã khởi kiện một số vụ việc liên quan đến thông tin về xuất xứ hàng hóa. Theo UBTM, Luật Thương mại Công bằng và các quy định về ghi nhãn hàng hóa không đòi hỏi tất cả các sản phẩm phải dán nhãn ghi rõ nơi xuất xứ. Tuy nhiên, khi một sản phẩm được dán nhãn thì phải đảm bảo các thông tin trên nhãn hiệu không gây hiểu nhầm hoặc cố tình lừa đảo.

Hiện nay, mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào thị trường New Zealand đều được áp thuế 0% và không gặp khó khăn về rào cản kỹ thuật. Tuy nhiên, hàng thủy sản trên thị trường thường không được mang tên hiệu của nhà xuất khẩu Việt Nam, mà chỉ có xuất xứ và thương hiệu của nhà nhập khẩu trên bao bì nên khả năng nhận biết thương hiệu tại thị trường tương đối thấp. Để tăng thị phần các mặt hàng xuất khẩu vào New Zealand, Bộ Công Thương khuyến cáo, các doanh nghiệp cần chú trọng công tác xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu sản phẩm để sản phẩm xuất khẩu Việt Nam được biết đến trên thị trường New Zealand. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cơ hội với CPTPP (Kỳ VIII): Tiềm năng xuất khẩu thuỷ sản vào New Zealand
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO