Có nên hỗ trợ doanh nghiệp lớn?

Diendandoanhnghiep.vn Một trong những quy định theo 04 nhóm giải pháp miễn, giảm thuế mà Nghị định 92/NĐ-CP hướng dẫn, gồm: Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021...

 >>> Giảm chi phí giúp doanh nghiệp phục hồi

 Các doanh nghiệp lớn có nhiều đóng góp cho ngân sách và xã hội nhưng lại không được ưu đãi thuế là chưa công bằng.

Các doanh nghiệp lớn có nhiều đóng góp cho ngân sách và xã hội nhưng lại không được ưu đãi thuế - có ý kiến cho rằng như vậy là chưa công bằng.

Tuy nhiên, Nghị định cũng quy định rõ trường hợp miễn, giảm thuế sẽ áp dụng đối với doanh nghiệp, tổ chức có doanh thu không quá 200 tỷ đồng và doanh thu năm 2021 giảm so với năm 2019.

Đại diện của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký trao đổi tại Diễn đàn “Hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh” do DĐDN tổ chức, là với quy định này thì các ngân hàng tất nhiên không được hưởng ưu đãi gì.

Lãnh đạo một đơn vị cũng thẳng thắn là các doanh nghiệp lớn đã và đang đóng góp tích cực cả thuế cho ngân sách Nhà nước, tạo công ăn việc làm giữ an sinh xã hội, đóng góp cho tăng trưởng GDP và chưa kể đóng hàng trăm tỷ đến cả ngàn tỷ cho công cuộc chống dịch vừa qua, nhưng lại không được quan tâm ưu đãi miễn giảm thuế là chưa công bằng.

Trao đổi với DDDN, một chuyên gia Tài chính cho điều doanh nghiệp ý kiến không phải không có lý. Nhìn từ đông sang tây, từ tâm lý Á Đông, thì tuy doanh nghiệp còn đang làm ăn được nhưng hỗ trợ vẫn rất muốn được nhận vì đó không chỉ là hỗ trợ liên quan đến tiền tươi thóc thật, giảm một phần, chậm nộp thuế một thời gian đã là chi phí tiền “cục” với doanh nghiệp đóng thuế cao, hơn nữa, “một miếng giữa làng” được cùng thụ hưởng thì doanh nghiệp sẽ có tâm lý phấn khởi hơn. Nhìn sang các quốc gia phát triển, trong đại dịch, một số Chính phủ thậm chí hỗ trợ mua tài sản doanh nghiệp, trái phiếu doanh nghiệp lớn để tạo thanh khoản, và các chính sách hỗ trợ cũng hướng đến chia sẻ công bằng.

[Giảm chi phí để doanh nghiệp phục hồi: Một đồng cũng quý!]

Tuy nhiên, phải nói rằng ngay cả như vậy thì như Chính phủ Mỹ khi hỗ trợ tiền sai địa chỉ đến doanh nghiệp lớn trong chương trình tài trợ cho doanh nghiệp SME, vẫn phải buộc trả lại tiền. Cùng với đó, nói đi cũng nhìn lại, các doanh nghiệp đều đã đồng lòng chia sẻ với Chính phủ và nền kinh tế, đều đã ứng xử nhân văn với tinh thần “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Doanh nghiệp đang có của ăn của dè, san sẻ hy sinh và nín nhịn thêm một phần, thông cảm với Chính phủ và “nhường” doanh nghiệp khó, đó mới chính là tâm thế của doanh nghiệp lớn, cần sự lớn và lan tỏa hiệu ứng sẻ chia của các sếu đầu đàn, chuyên gia nói.

Mới đây, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCK SSI cũng chia sẻ : "Các công ty vẫn có lợi nhuận trong thời gian COVID-19 thì đâu cần hỗ trợ. Nhà nước nên tập trung nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp thua lỗ thôi!"

Theo lý đó, từ Nghị quyết 406 đến Nghị định 92, sự san sẻ từ Chính phủ đến doanh nghiệp đã và luôn tiếp tục nhận được sự đồng lòng ủng hộ, vì sự phục hồi và lấy lại đà khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam! Vấn đề quan trọng, đặc biệt khi Chính phủ đang khẩn trương xây nội dung cho Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, đó là quyết hỗ trợ cho những đối tượng nào nhằm  tạo ra sự lan tỏa kéo cả nền kinh tế cùng vực dậy?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Có nên hỗ trợ doanh nghiệp lớn? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713606359 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713606359 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10