Cổ phiếu ngành cao su còn cơ hội bứt phá?

Dương Thuỳ 22/05/2019 11:00

Giá cao su thế giới tăng mạnh, kéo theo giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp niêm yết ngành cao su tăng đột biến. Liệu đà tăng cổ phiếu nhóm ngành này có tiếp tục được duy trì?

Giá cao su thế giới bật tăng mạnh từ vùng đáy.Nguồn Tradingeconomics.

Giá cao su thế giới bật tăng mạnh từ vùng đáy được thiết lập giữa tháng 11/2018.  Nguồn Tradingeconomics.

Hàng loạt cổ phiếu của các doanh nghiệp cao su trên sàn như PHR, TRC, HNG, DPR, TNC, RBC... đã và đang hút dòng tiền trên thị trường chứng khoán.

Theo ông Nguyễn Thành An- Nhà đầu tư trên sàn ACBS, cho biết trong 4 tháng đầu năm nay, cổ phiếu ngành cao su tự nhiên bất ngờ tăng. Tính đến phiên giao dịch ngày 21/5, giá cổ phiếu PHR tăng cao nhất 30% lên 58.200 đồng/cp; giá cổ phiếu DRI tăng 10% lên 6.900 đồng/cp; cổ phiếu TRC tăng 5% lên mức 25.4000 đồng/cp; cổ phiếu HRC cũng tăng hơn 5% lên mức 37.500 đồng/cp...

Có thể bạn quan tâm

  • Cổ phiếu Cao su Sao Vàng bật vì quỹ đất?

    Cổ phiếu Cao su Sao Vàng bật vì quỹ đất?

    07:00, 21/05/2019

  • Vì sao hàng loạt cổ phiếu cao su liên tục tăng mạnh?

    Vì sao hàng loạt cổ phiếu cao su liên tục tăng mạnh?

    09:18, 06/03/2017

  • Triển vọng tích cực đang quay lại với cổ phiếu cao su miền Nam?

    Triển vọng tích cực đang quay lại với cổ phiếu cao su miền Nam?

    22:04, 12/02/2017

Không phải ngẫu nhiên mà nhóm cổ phiếu ngành cao su tăng đột biến. Giá bán cao su tự nhiên trên thị trường thế giới gần đây tăng khá mạnh, khiến nhiều nhà đầu tư đổ tiền vào dòng cổ phiếu này. Bởi vì nguồn thu từ xuất khẩu chiếm phần lớn doanh thu của các doanh nghiệp cao su.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su trong tháng 4/2019 tăng 30,75% về lượng và tăng gần 40% về trị giá so với cùng kỳ 2018, đạt 130,4 nghìn tấn, trị giá 200,39 triệu USD. Như vậy trong 4 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su đạt 450,60 nghìn tấn, trị giá 500 triệu USD, tăng 30,7% về lượng và tăng 19,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Trong đó, Trung Quốc là thị trường đứng đầu về tiêu thụ cao su của Việt Nam (chiếm khoảng 70,2% tổng khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam) với khối lượng đạt 75,80 nghìn tấn, trị giá gần 100 triệu USD, tăng 36% về lượng và tăng 50,6% về trị giá. Theo đó, trong 4 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 300 nghìn tấn, trị giá 340,9 triệu USD.

Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), sản lượng cao su thiên nhiên thế giới dự báo tăng 5,8% lên 14,696 triệu tấn trong năm 2019 nếu giá cao su thiên nhiên tiếp tục ở mức hiện tại. Bên cạnh đó, tiêu thụ cao su thiên nhiên dự báo đạt 14,73 triệu tấn, tăng 3,6% so với năm 2018. Dù vậy, diễn biến này có thể vẫn chưa đủ mạnh để tạo sự cân đối cung – cầu có lợi cho giá. Điều này được cho là kéo dài ít nhất cho tới năm 2021 – 2022.

VPBS nhận định, hiện tại cao su Việt Nam đang đứng thứ 5 thế giới về sản lượng sản xuất và thứ 4 về sản lượng xuất khẩu. Diện tích trồng cao su tăng và năng suất được cải thiện là những yếu tố giúp ngành cao su Việt Nam đạt được vị thế cao. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của ngành, đó là cơ cấu sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, tiêu thụ nội địa chưa phát triển. Do đó, phần lớn sản phẩm là xuất khẩu. Đồng thời các doanh nghiệp cao su phụ thuộc phần lớn vào thị trường Trung Quốc có giá bán thấp và nhu cầu không ổn định... "Dù giá cao su thế giới được dự báo sẽ tăng, nhưng các doanh nghiệp ngành cao su cũng thận trọng với kế hoạch kinh doanh của mình", VPBS nhận định. 

Có thể nói tăng trưởng của ngành cao su là chưa bền vững do gần như phụ thuộc vào biến động của nhu cầu bên ngoài. Bởi vậy tại ĐHCĐ mới đây, Công ty CP Cao Su Phước Hòa (PHR) cho biết công ty bán sản phẩm theo giá giao ngay căn cứ trên giá giao dịch 3 sàn hàng hóa của Singapore, Nhật Bản và Malaysia. Tùy theo yêu cầu của khách hàng, PHR sẽ chốt giá theo 1 trong 3 sàn này và lấy giá thanh toán đúng vào ngày giao hàng. Do đó, để có lãi, công ty sẽ phải dự đoán, tính toán rất kỹ lưỡng diễn biến giá trên sàn giao dịch, rồi áp giá thu mua từ nông dân.

Theo VPBS, giá cao su năm 2019 khó có thể tăng cao, nên các doanh nghiệp ngành cao su đang cố gắng xây dựng kế hoạch năm trên cơ sở giá cao su bằng năm 2018. Trong đó, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cũng đang cân nhắc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh trên cơ sở diễn biến giá cao su của thế giới.

Theo các chuyên gia, hiện dư địa tăng giá của cổ phiếu ngành cao su không còn nhiều, do diễn biến khó lường của giá cao su trên thị trường quốc tế. Do đó, các nhà đầu tư cần cẩn trọng khi đầu tư vào cổ phiếu ngành này.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cổ phiếu ngành cao su còn cơ hội bứt phá?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO