Trung Quốc sở hữu hàng chục nghìn công ty liên quan đến công nghệ bán dẫn, nhưng bí quyết công nghệ lõi lại thuộc về phương Tây.
>>Thêm một ngành kinh tế Mỹ "đại bại" dưới tay Trung Quốc
Ngoài Mỹ và đồng minh, chỉ có Trung Quốc mới đủ sức cạnh tranh về công nghệ sản xuất chip. Không thể phủ nhận tốc độ phát triển như vũ bão của nhiều công ty Trung Quốc, đạt đến trình độ tương đương với các “ông lớn”.
SMIC đã tiến gần đến trình độ sản xuất chip 5nm, tinh vi nhất hiện nay. Các chuyên gia cho rằng, sẽ không ngạc nhiên nếu trong vài tháng tới, một smartphone Huawei mới được ra mắt với chip 5nm do SMIC sản xuất.
Một công ty khác là YMTC đã lặng lẽ ra mắt chip 3D NAND hồi tháng 7/2023, đây là bộ nhớ flash, trong đó các ô nhớ xếp chồng lên nhau theo chiều dọc để tăng mật độ lưu trữ và là một trong những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.
Không quốc gia nào sở hữu nhiều công ty sản xuất chip như Trung Quốc, con số ước tính 3.470 công ty. Nếu tính toàn bộ trong hệ sinh thái ngành bán dẫn, nước này có tới hàng chục nghìn doanh nghiệp liên quan.
Ngày càng nhiều thông tin nhân viên Trung Quốc “dính dáng” đến bí mật công nghệ của các công ty hàng đầu thế giới. Một cuộc điều tra tại Hà Lan đã kết luận rằng, có 6 nhân viên người Trung Quốc xâm phạm bí mật công nghệ của ASML, gây thiệt hại hàng chục triệu USD.
ASML là ai? Vì sao công ty này quan trọng với Trung Quốc? Đây là công ty duy nhất trên thế giới có thể sản xuất được máy in quang khắc cực tím EUV - thiết bị không thể thiếu để tạo ra bảng mạch trên tấm wafer silicon. Các nhà sản xuất chip trên thế giới đều phải mua máy móc từ ASML để chế tạo các chip bán dẫn sử dụng trong điện thoại, máy tính, ô tô và máy chủ.
Một chiếc máy in quang khắc có giá khoảng 113 triệu USD, không quá đắt, nhưng điều giá trị nhất là bí quyết công nghệ để tạo ra chiếc máy này. Và người Hà Lan cũng áp dụng chiến lược giống như thịt bò Kobe Nhật Bản. Tức là họ chỉ sản xuất hạn chế mỗi năm vài chục chiếc, và chỉ cung cấp cho những đối tác tin cậy và thân thiện. Dĩ nhiên, họ luôn dè chừng với công ty Trung Quốc. Cho dù có thể sở hữu cỗ máy này thì cũng không có cách nào sao chép được.
Vấn đề quan trọng hơn là mỗi chiếc máy in quang khắc cực tím EUV chỉ sản xuất được một tiến trình chip nhất định, ví dụ 10nm hoặc 7nm. Muốn giảm kích thước bản mạch và tăng bộ nhớ thì không còn cách nào khác là trông chờ vào ASML.
Báo cáo sau điều tra của tờ báo Het Financieele Dagblad (Hà Lan) cho rằng, “không tìm thấy bằng chứng chắc chắn về sự liên quan của chính phủ Trung Quốc”, nhưng cuộc điều tra của riêng họ đã xác định được rằng, công nghệ bị ăn trộm đã được cung cấp cho một công ty nhà nước.
>>Xe điện Trung Quốc trước nguy cơ vỡ “bong bóng”
Trung Quốc luôn luôn sử dụng chiến lược “đứng trên vai người khổng lồ”, từ cây kim đến tàu vũ trụ đều có thể được sao chép. Đây không phải là lần đầu tiên các công ty Trung Quốc bị đặt nghi vấn.
Tiếp đến, cũng không thể phủ nhận khả năng học hỏi của người Trung Quốc. Điều này giúp quốc gia này sở hữu đến hàng chục nghìn doanh nghiệp trong hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn- nguồn lực khổng lồ trong nước.
Chính phủ Trung Quốc đã chi ra số tiền “khủng”, theo nhiều nhà nghiên cứu là đến hàng trăm tỷ USD cho các công trình có tình đột phá về chip. Tuy nhiên, năng lực nghiên cứu của nước này cũng bị đặt dấu hỏi. Bằng chứng là chưa một nhà khoa học Trung Quốc nào đoạt được giải Nobel trong lĩnh vực Vật lý, Toán học,… những ngành xương sống liên quan đến công nghệ sản xuất chip.
Có thể bạn quan tâm