Cộng sinh trong khu công nghiệp sinh thái

Diendandoanhnghiep.vn Các chuyên gia và doanh nghiệp nhận định, khu công nghiệp sinh thái là nòng cốt của nền kinh tế tuần hoàn, do đó rất cần khung pháp lý hoàn chỉnh để tạo nên môi trường hấp dẫn với các nhà đầu tư.

>> Cần quan tâm phát triển mô hình khu công nghiệp sinh thái

Theo đó, để hình thành hệ thống khu công nghiệp (KCN) sinh thái, quan trọng nhất là đồng bộ các quy định, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến tài nguyên tuần hoàn để các doanh nghiệp tăng khả năng cộng sinh.

Các doanh nghiệp trong KCN cần các quy định pháp luật đồng bộ để tăng khả năng công sinh (Ảnh minh họa)

Các doanh nghiệp trong KCN cần các quy định pháp luật đồng bộ để tăng khả năng công sinh (Ảnh minh họa)

Thiếu quy định đồng bộ

Theo đại diện KCN Amata (tỉnh Đồng Nai), chủ đầu tư là Tập đoàn Amata Thái Lan, dù là 1 trong 3 KCN được chọn thí điểm triển khai Dự án triển khai KCN sinh thái theo hướng tiếp cận Chương trình KCN sinh thái toàn cầu, nhưng trong quá trình xây dựng, hoàn thiện KCN sinh thái cũng đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Trong đó, khó khăn lớn nhất là quan hệ cộng sinh giữa các doanh nghiệp. Thực tế, mỗi doanh nghiệp đều có quy trình, tiêu chuẩn sản xuất hoàn toàn khác nhau. Do đó, việc cộng sinh để tuần hoàn các tài nguyên nước, rác thải, điện năng lượng… giữa các doanh nghiệp cực kỳ phức tạp nếu thiếu quy hoạch, đồng bộ. Trong khi đó, vướng mắc về sự đồng bộ các quy định, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành là rất lớn.

Đơn cử như việc cộng sinh tuần hoàn tái sử dụng nước. Tập đoàn Amata tại Thái Lan đã tái sử dụng hoàn toàn nước sau khi xử lý từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa thể áp dụng do quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường về sử dụng nước thải phục vụ tưới tiêu, sinh hoạt chưa cụ thể. Mỗi năm, nước đã qua xử lý của KCN Amata phải thoát ra bên ngoài lên tới 3 triệu m3, đại diện KCN Amata chia sẻ.

Khu công nghiệp Amata trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, thuộc chủ đầu tư Tập đoàn Amata Thái Lan

Khu công nghiệp Amata trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, thuộc chủ đầu tư Tập đoàn Amata Thái Lan

Bên cạnh đó, việc tái chế nước thải cũng khiến nhiều doanh nghiệp thất vọng do Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính chưa có khung giá cho nước tái sử dụng. Điều này cản trở các doanh nghiệp đầu tư KCN tập trung nguồn lực để thiết lập KCN sinh thái vì đầu ra sản phẩm chưa rõ ràng, doanh nghiệp này nhận xét.

Bên cạnh đó, đại diện KCN DEEP C (Hải Phòng) cho biết, nước là tài nguyên quan trọng hàng đầu để tuần hoàn trong một KCN sinh thái. Dù luôn cố gắng để trở thành KCN sinh thái tiên phong và chất lượng nước thải của doanh nghiệp sau khi kiểm nghiệm đã cho ra thông số tốt hơn cả nước cấp, có chứng nhận ISO nhưng chính doanh nghiệp cũng không thể sử dụng rộng rãi, không thể bán cho doanh nghiệp khác khi chưa có giấy phép bán nước đã qua xử lý. Hiện các hướng dẫn, thủ tục cấp giấy phép này chưa tạo nên tính chủ động, thu hút được doanh nghiệp tham gia, đại diện KCN DEEP C khẳng định.

>> Cần có chính sách phù hợp cho khu công nghiệp sinh thái

>> Phát triển khu công nghiệp sinh thái: Cần các tiêu chí rõ ràng

Gỡ “vướng” giúp doanh nghiệp cộng sinh

Chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng KCN sinh thái, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, việc phát triển KCN theo chiều rộng trong bối cảnh hiện tại đang đối diện nhiều khó khăn, hạn chế do nguồn lực đất đai, lao động, tài nguyên đã tới hạn, đặc biệt chưa đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Do đó, việc phát triển KCN cần có những mô hình mới với các cơ chế chính sách phù hợp như KCN sinh thái. Các vướng mắc của doanh nghiệp đầu tư KCN sinh thái sẽ sớm được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, có hướng gỡ hiệu quả, phù hợp.

Cụ thể hơn, ông Trần Quốc Trung, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, KCN sinh thái đã được thể chế khá rõ nét trong Nghị định 35/2022/NĐ-CP (Nghị định 35) của Chính phủ, đặc biệt về các hoạt động sản xuất sạch hơn và thực hiện cộng sinh công nghiệp. Đồng thời, Nghị định cũng bổ sung quy định UBND các tỉnh, thành phố có cơ chế, chính sách hỗ trợ về chuyển giao công nghệ trong KCN để đảm bảo cộng sinh công nghiệp giữa các doanh nghiệp.

Các quy định của pháp luật cần hoàn thiện để gỡ “vướng” cho các KCN

Các quy định của pháp luật cần hoàn thiện để gỡ “vướng” cho các KCN

Theo Bộ Xây dựng, Nghị định 35 đặt tiêu chí tối thiểu 20% doanh nghiệp trong KCN sử dụng hiệu quả tài nguyên, sản xuất sạch hơn. Với chủ đầu tư hạ tầng, tỷ lệ đất dành cho giao thông, cây xanh phải chiếm 25%, thay vì 21% như trước đang phù hợp với các quy định chuyên ngành về xây dựng hạ tầng KCN. Do đó theo Bộ Xây dựng, việc hoàn thiện Thông tư hướng dẫn Nghị định 35 nhằm xây dựng các bộ tiêu chí của một KCN sinh thái hướng tới đặt mục tiêu phát triển bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi đầu tư KCN sinh thái từ đầu vào cho tới đầu ra các sản phẩm là việc làm cấp bách.

Đại diện UNIDO (Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc) tại Việt Nam cho biết, để khuyến khích doanh nghiệp tham gia xây dựng KCN sinh thái, cần có sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc thống nhất cơ chế, chính sách, đặc biệt hỗ trợ về tiêu thụ, cộng sinh doanh nghiệp trong việc tái chế, tái sử dụng nguồn nước, năng lượng tái tạo. Đối với những tỉnh, thành phố đang lập quy hoạch xây dựng thêm KCN mới, thì phải theo mô hình KCN sinh thái, có định hướng rõ ràng để cộng sinh doanh nghiệp trong KCN sinh thái.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cộng sinh trong khu công nghiệp sinh thái tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713508566 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713508566 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10