Công ty đường sắt CRRC: Nguyên nhân mới trong căng thẳng Mỹ - Trung!

An Chi 05/11/2019 06:47

Mục tiêu tiếp theo của Mỹ được cho sẽ là tập đoàn đường sắt số 1 của Trung Quốc.

Tập đoàn đường sắt Trung Quốc CRRC vốn được xem là một trong những doanh nghiệp quốc doanh lớn nhất trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Trung Quốc - đang đứng trước nguy cơ buộc phải rút lui khỏi hệ thống tàu điện ngầm quanh khu vực thủ đô Washington DC. 

Điều này ảnh hưởng không chỉ tới CRRC mà còn một chuỗi các nhà cung ứng của hãng. Bà Elaine Boone, giám đốc điều hành công ty Springfield - một nhà máy chuyên sản xuất các bình chữa cháy và kính bảo hộ cho CRRC nhận xét: "CRRC đã phát triển đáng kể hoạt động kinh doanh của chúng tôi trong hai năm qua. Đó là một mối quan hệ kinh doanh rất tốt đẹp."

CRRC hy vọng những câu chuyện như của Boone sẽ góp ích vào một phần của chiến dịch truyền thông trên diện rộng, có tên là "Tìm hiểu sự thật". Theo hãng, chiến dịch này sẽ giúp CRRC chống lại mối đe dọa hiện hữu từ Washington.

Xe điện ngầm đang được sản xuất tại nhà máy CRRC's Springfield tại Massachusetts.

Xe điện ngầm đang được sản xuất tại nhà máy CRRC's Springfield tại Massachusetts.

Washington, coi sự hiện diện của CRRC trên thị trường chứng khoán Mỹ là một rủi ro đối với hệ thống an ninh quốc gia, và Nhà Trắng sẵn sàng thông qua đạo luật nhằm cấm các nhà sản xuất xe lửa và xe buýt Trung Quốc nhận USD liên bang thông qua đạo luật ngân sách quốc phòng hàng năm.

Chính nhờ đạo luật này mà năm 2018, Washington đã cấm thành công hai ông lớn đến từ Đại lục là Huawei Technologies và ZTE có các hoạt động kinh doanh với chính phủ Mỹ. 

Các nhà lập pháp Mỹ - những người yêu cầu Nhà Trắng áp dụng điều khoản này với CRRC tin rằng sự mở rộng của hãng tại thị trường Mỹ sẽ làm suy yếu ngành công nghiệp xứ cờ hoa. Dự luật, mà Nhà Trắng đang nghiên cứu, nếu có hiệu lực, sẽ loại bỏ CRRC khỏi các hợp đồng với các nhà cung cấp như công ty Springfield.

Có thể bạn quan tâm

  • Thoả thuận thương mại Mỹ - Trung bất ngờ gặp rào cản

    Thoả thuận thương mại Mỹ - Trung bất ngờ gặp rào cản

    11:00, 02/11/2019

  • Điểm sáng bất ngờ trong quan hệ Mỹ - Trung

    Điểm sáng bất ngờ trong quan hệ Mỹ - Trung

    07:12, 30/10/2019

  • “Mong manh” thỏa thuận Mỹ - Trung

    “Mong manh” thỏa thuận Mỹ - Trung

    11:00, 17/10/2019

  • Đàm phán thương mại Mỹ - Trung và bước ngoặt tại Chile

    Đàm phán thương mại Mỹ - Trung và bước ngoặt tại Chile

    06:10, 16/10/2019

Vào năm 2014, CRRC đã trúng thầu 566 triệu USD để chế tạo khoảng 400 chiếc xe điện ngầm mới cho thành phố Boston. Gói thầu này, CRRC đã đánh bại các ông lớn như Công ty Bombardier của Canada, công ty công nghiệp nặng Kawasaki của Nhật Bản và hay Tập đoàn Hyundai Rotem của Hàn Quốc với giá thầu cạnh tranh. Ngoài ra, trong gói thầu này, CRRC cũng cam kết sẽ sản xuất các xe lửa ở ngay chính Massachusetts, mang lại việc làm cho người dân địa phương.

Dự án tại Boston đánh dấu sự gia nhập của CRRC vào thị trường Mỹ - thị trường vốn chưa có nhà sản xuất tàu chở khách nào. Công ty Trung Quốc này sau đó đã tiếp tục ký hợp đồng cung cấp xe lửa cho các bang Philadelphia, Los Angeles và Chicago. Tại mỗi bang, CRRC đều xây dựng một nhà máy. Kết hợp lại, tổng giá trị các hợp đồng của CRRC tại Mỹ đã lên tới 2,6 tỷ USD.

Giám đốc điều hành của CRRC không che giấu tham vọng tiếp tục mở rộng. Có ba mục tiêu chính của CRRC: hoạt động đa quốc gia, lãnh đạo công nghiệp trên toàn thế giới và trình độ kỹ thuật cao. Đầu năm ngoái, CRRC tuyên bố trên Twitter: “Đến nay, 83% sản phẩm đường sắt toàn cầu do CRRC điều hành hoặc thuộc sở hữu của CRRC. Còn bao lâu nữa để chúng tôi chinh phục nốt 17% còn lại?”. Đoạn tweet gây xôn xao này sau đó bị xóa đi.

Tuy nhiên, tương lai của CRRC tại Mỹ là một dấu chấm hỏi lớn do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc bùng nổ. Vào tháng 5/2017, Liên minh An ninh Đường sắt - một nhóm vận động hành lang đại diện cho ngành vận tải hàng hóa của Mỹ, đã gửi thư đến Cục Công nghiệp và An ninh Hoa Kỳ - một cơ quan thuộc Bộ Thương mại Mỹ, để kêu gọi sự bảo vệ cho doanh nghiệp công nghiệp của Mỹ trước sự “bành trướng” của tập đoàn đường sắt Trung Quốc.

"Trung Quốc đang nhắm mục tiêu chiến lược vào lĩnh vực sản xuất đường sắt vận chuyển hàng hóa của Mỹ, với bước đầu tiên là cố gắng hiện diện càng nhiều càng tốt vào hệ thống lắp ráp đường sắt vận chuyển của Mỹ", trích thư của Liên minh An ninh đường sắt Mỹ. 

Nhiều chuyên gia cũng đã chia sẻ những lo ngại về những ảnh hưởng của CRRC tới ngành vận tải hàng hóa. Các chuyên gia này đã nhiều lần nhắc tới vai trò của CRRC trong mối quan hệ song phương Mỹ - Trung. Bên cạnh những cáo buộc CRRC gây ra tác động tiêu cực tới các nhà sản xuất công nghiệp Mỹ, mà Washington đã nhiều lần cáo buộc Bắc Kinh về các khoản trợ cấp và nguy cơ CRRC sẽ trở thành công cụ gián điệp của Washington. 

"Trung Quốc đã thể hiện rõ ý định phá bỏ ngành công nghiệp sản xuất xe lửa của Mỹ trong kế hoạch 'Made in China 2025”. An ninh kinh tế và quốc gia của Mỹ đang bị đe doạ và chúng tôi yêu cầu Chính phủ có các động thái nhằm hạn chế các nỗ lực tác động của các doanh nghiệp Trung Quốc đối với các lĩnh vực có ảnh hưởng tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ", ông Tammy Baldwin, Chủ tịch Liên minh An ninh đường sắt Mỹ.

Sự quan tâm rõ ràng của CRRC trong quan hệ đối tác với Cơ quan Giao thông vận tải đô thị New York cũng đã gợn lên những băn khoăn đối với lãnh đạo Thượng viện của Đảng Dân chủ - Chuck Schumer. Ông Schumer đưa ra nhận xét: “Xét những gì chúng ta đã hiểu về cách thức hoạt động của chiến tranh mạng, và những cuộc tấn công mạng gần đây nhằm vào ngành giao thông và hạ tầng trên toàn quốc, Bộ Thương mại phải kiểm tra kĩ lưỡng bất kỳ đề xuất hay công việc mà CRRC của Trung Quốc đang thực hiện cho hệ thống giao thông ngầm New York, bao gồm tín hiệu, wi-fi và nhiều thứ khác”.

Phản bác lại ý kiến của Thượng nghị sĩ Schumer, ông Vince Conti - giám đốc hãng Springfield của CRRC, cho rằng những lo ngại về an ninh mạng như vậy là không có căn cứ. "Tôi sẽ yêu cầu họ đến và xem xét thực tế, và hiểu cách thức những chiếc tàu này được chế tạo, chúng được chế tạo bởi ai và nguyên liệu đến từ đâu".

Ngoài ra, ông Conti còn cho biết thêm: "Chúng tôi xây dựng mọi thứ với các thông số kỹ thuật giống như các đối thủ cạnh tranh của chúng tôi. Không thể nói chúng tôi mang đến các nguy cơ an ninh khi mà phần mềm điều hành thuộc sở hữu của các nhà cung cấp thiết bị" Conti giải thích thêm rằng CRRC không có quyền truy cập vào phần mềm đó, cũng như không có khả năng sửa đổi phần mềm.

Nhưng điều đó không có nghĩa rằng hệ thống an ninh của tàu điện tại Mỹ là bất khả xâm phạm. Timothy Heath - một nhà phân tích chuyên nghiên cứu hệ thống quốc phòng cao cấp tại RAND Corp cho biết: "Người Trung Quốc có mọi lý do để tuân thủ các quy tắc an ninh hiện tại. Tuy nhiên, tôi lại quan tâm ở khía cạnh là nếu Mỹ và Trung Quốc rơi vào khủng hoảng và các mối quan hệ trở nên xấu hơn, liệu chính phủ Trung Quốc ... có chỉ đạo ... thực hiện các hoạt động phá hoại hoặc thu thập thông tin tình báo hay không?”

Nói về vấn đề này từ vị trí một trong những người bị ảnh hưởng trực tiếp, bà Boone khẳng định: "Đó là sinh kế của chúng tôi. Tất nhiên chúng tôi phải lo lắng về điều đó", cô nói. "Chúng tôi chỉ hy vọng rằng mọi thứ sẽ tốt hơn, chứ không phải là tiêu cực đi"

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Công ty đường sắt CRRC: Nguyên nhân mới trong căng thẳng Mỹ - Trung!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO