CPTPP điểm nhấn thúc đẩy tự do hóa thương mại khu vực

Ngọc Hằng 16/02/2018 06:30

Bất chấp sự rút lui của Mỹ, 11 nước thành viên đã thống nhất đổi tên Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) thành CPTPP - Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

Về cơ bản, CPTPP vẫn gắn bó với những yếu tố cốt lõi của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được soạn thảo 2 năm trước. Tuy vậy, CPTPP được đánh giá không chỉ là một hiệp định thương mại toàn diện và tiến bộ hơn, mà còn tạo nhiều động lực mới đối với cải cách trong nhiều lĩnh vực… Theo Bloomberg, thỏa thuận này sẽ thay đổi đáng kể thuế, giá cả hàng hóa của các nước thành viên, mở rộng đáng kể thị trường lao động và thương mại vốn đang bị phân mảnh. Đối với các doanh nghiệp Singapore, thị trường 500 triệu người với tổng sản lượng 10 nghìn tỷ USD Mỹ (13,6 nghìn tỷ SGD) thực sự là con số giàu tiềm năng. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết, 11 quốc gia đã đạt được thống nhất sẽ không đàm phán lại các điều khoản. Đây là kết quả ngoại giao hiếm thấy trong các kỳ APEC trước đây.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Chính sách Kinh tế Tài chính Nhật Bản Toshimitsu Motegi công bố CPTPP

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Chính sách Kinh tế Tài chính Nhật Bản Toshimitsu Motegi công bố CPTPP

Các tập đoàn đa quốc gia rất ủng hộ Hiệp định mới này, trong đó Giám đốc điều hành Ho Meng Kit nói ông "đang mong đợi một kết luận nhanh chóng và thực hiện thỏa thuận tái cơ cấu thương mại trên toàn khu vực". Ngoài ra, Giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại Châu Á, TS. Deborah Elms, khẳng định rằng ngay cả khi không có Mỹ, CPTPP vẫn là "hiệp định thương mại quan trọng nhất được ký kết trong 20 năm qua. "Các công ty lớn từng xem thường TPP sau khi Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp định sẽ phải cạnh tranh rất gay gắt để làm quen với tình hình hoàn toàn mới", TS. Deborah Elms nhấn mạnh.

Những kết quả đạt được trong Năm APEC 2017 sẽ tạo đà để Việt Nam đảm nhận những trọng trách lớn của quốc tế trong những năm sắp tới, trong đó có việc ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 và Chủ tịch ASEAN 2020.

Những kết quả đạt được trong Năm APEC 2017 sẽ tạo đà để Việt Nam đảm nhận những trọng trách lớn của quốc tế trong những năm sắp tới, trong đó có việc ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 và Chủ tịch ASEAN 2020.

Sau nhiều nỗ lực của các quốc gia thành viên, cuối cùng Hiệp định CPTPP đã được 11 quốc gia thành viên nhất trí. Hiệp định này sẽ được ký kết vào ngày 8/3/2018 tại Chile. Đây cũng được coi là cái kết có hậu “nối dài” của CPTPP.

"Ngay cả khi Canada rút lui khỏi Hiệp định này, ngày ký kết Hiệp định vẫn sẽ được giữ nguyên và 10 nước sẽ ký kết", ông Toshimitsu Motegi nhấn mạnh và cho biết, Hiệp định CPTPP sẽ có hiệu lực sau khi ít nhất 6 quốc gia thành viên phê chuẩn.

Các thành viên CPTPP hiện đang chiếm 12,9% tổng sản phẩm quốc nội thế giới và 14,9% thương mại toàn cầu. Bất chấp sự rút lui của Mỹ, Hiệp định này vẫn tương đương Hiệp định Đối tác Kinh tế được ký kết mới đây giữa Nhật Bản và EU.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
CPTPP điểm nhấn thúc đẩy tự do hóa thương mại khu vực
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO