Cú “bạo chi” lịch sử của Ford!

Diendandoanhnghiep.vn Có vẻ như nhà sản xuất ô tô của Mỹ, Ford đã bắt đầu kích hoạt kế hoạch “Ford Plus” cho tham vọng dẫn đầu của mình trong ngành công nghiệp xe điện, vị trí đang được nắm giữ bởi Tesla...

Ít nhất 11,4 tỷ USD của Ford Motor và nhà cung cấp pin SK Innovation sẽ được đổ vào kế hoạch xây dựng các cơ sở mới ở Mỹ, và dự kiến sẽ tạo ra gần 11.000 việc làm trong các nhà máy sản xuất xe điện và pin.

Khuôn viên rộng 3.600 mẫu Anh ở phía tây Tennessee có tên là Blue Oval City.

Khuôn viên rộng 3.600 mẫu Anh ở phía tây Tennessee có tên là Blue Oval City của liên doanh Ford Motor và SK Innovation.

Một kế hoạch lịch sử?

Đây là kế hoạch lịch sử và cũng là mới nhất của Ford Motor nhằm tăng cường phát triển và sản xuất xe điện, bao gồm cả pin, dưới thời Jim Farley, người đã bắt đầu lãnh đạo nhà sản xuất ô tô cách đây một năm trước. 

Đồng thời đây cũng là hành động đáp lại lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ, Joe Biden đối với các công ty tham gia vào chuỗi cung ứng trong nước trong bối cảnh thiếu chip bán dẫn trên toàn cầu, sự thiếu hụt đã làm gián đoạn một số ngành công nghiệp, bao gồm cả ô tô.

Giám đốc điều hành Jim Farley của Ford Motor.

Giám đốc điều hành Jim Farley của Ford Motor.

Khoản đầu tư này là một phần trong kế hoạch xoay vòng “Ford +” của CEO Jim Farley nhằm làm cho các hoạt động truyền thống của nhà sản xuất ô tô này có lợi và định vị tốt hơn trong các lĩnh vực mới nổi như xe tự hành, xe điện và xe kết nối.

Trên thực tế, Pin xe điện được sản xuất ở đâu và vận chuyển đến đâu sẽ là chìa khóa cho sức mạnh của các nhà sản xuất ô tô trong những năm tới. Trung Quốc được định vị là một siêu cường. Trong khi các công ty ở Mỹ cũng muốn có một chuỗi cung ứng địa phương, an toàn. General Motors, cũng như các đối thủ khác trong ngành, đã thực hiện các bước theo hướng này.

"Đây là một cuộc đánh cược chiến lược thực sự quan trọng để cung cấp các yếu tố cho sự đột phá ngành sản xuất xe điện của chúng tôi. Tuy nhiên, nó sẽ không phải là lần cuối cùng", Giám đốc điều hành Jim Farley cho biết trong một cuộc phỏng vấn.

Các nhà lãnh đạo của Ford đã so sánh tầm quan trọng của các nhà máy xe điện và pin mới với việc sản xuất hàng loạt Model T của người sáng lập công ty Henry Ford, giúp phương tiện di chuyển thời đó có giá cả phải chăng và dễ tiếp cận hơn đối với công chúng.

Henry Ford là người sáng lập Công ty Ford Motor.Ông là một trong những người đầu tiên tiên phong áp dụng sản xuất dây chuyền lắp ráp trong ngành công nghiệp ô tô.

Henry Ford người sáng lập Ford Motor, một trong những người đầu tiên áp dụng sản xuất dây chuyền lắp ráp trong ngành công nghiệp ô tô.

Quay trở lại năm 1913, Ford đã từng sản xuất bánh xe và thân xe bằng gỗ cho Model T ở Memphis, tạo ra tiêu chuẩn vàng cho ngành công nghiệp ô tô. Sau đó, Ford đã mở một nhà máy lắp ráp Model T ở Memphis, chuyển đến một cơ sở mới ở Nam Memphis vào năm 1924, và cuối cùng chuyển đến Ohio vào năm 1958.

Giờ đây là chuỗi cung ứng xe điện khép kín?

Theo Ford, họ đang có kế hoạch xây dựng một khuôn viên rộng 3.600 mẫu Anh ở phía tây Tennessee có tên là Blue Oval City, được thiết kế để trở thành nhà máy lớn nhất, hiệu quả nhất trong lịch sử Ford.

Blue Oval City, được thiết kế để trở thành nhà máy lớn nhất, hiệu quả nhất trong lịch sử Ford.

Blue Oval City sẽ là nhà máy lớn nhất, hiệu quả nhất trong lịch sử Ford.

Blue Oval City sẽ bao gồm một nhà máy lắp ráp, sản xuất pin và công viên nhà cung cấp. Bên trong nhà máy, quy trình "không chất thải đến bãi chôn lấp" sẽ thu gom nguyên, phế liệu sản xuất tại trung tâm thu mua nguyên liệu tại chỗ, để phân loại và định tuyến nguyên liệu cho tái chế, xử lý tại nhà máy hoặc ngoài công trường.

Nhà máy lắp ráp tại Blue Oval City cũng được thiết kế để đạt được tầm nhìn về tính trung hòa carbon và đáp ứng các mục tiêu phát thải không khí của công ty, để có tác động tái tạo đối với môi trường địa phương thông qua "phép thử sinh học trong thiết kế cơ sở nhà máy".

Tại trung tâm Kentucky, Ford sẽ xây dựng Công viên Pin BlueOvalSK, bao gồm các nhà máy pin kép, cung cấp năng lượng cho dòng xe Ford và Lincoln mới sẽ ra mắt thị trường vào cuối thập kỷ này. Việc sản xuất pin lithium-ion tiên tiến sẽ bắt đầu vào năm 2025.

Số tiền 5,6 tỷ USD đầu tư của Ford với SK sẽ dùng cho khuôn viên mới Blue Oval City ở Stanton, Tennessee và 5,8 tỷ USD cho hai nhà máy ở Glendale, Kentucky. Ford sẽ chi khoảng 7 tỷ USD trong số 11,4 tỷ USD. Đây được coi là khoản đầu tư lớn nhất vào các cơ sở sản xuất mới trong lịch sử 118 năm của Ford Motor.

Một nhà máy của Ford ở Memphis, Tennessee.

Một nhà máy của Ford ở Memphis, Tennessee.

Ba nhà máy mới của BlueOvalSK sẽ cung cấp công suất sản xuất 129 gigawatt giờ một năm, đủ để cung cấp năng lượng cho 1 triệu xe điện mỗi năm. Đó là hơn một nửa công suất sản xuất xe điện mà Ford dự kiến sẽ có trên toàn cầu vào năm 2030.

“Đây thực sự là một dự án đáng kinh ngạc và là một dự án nói lên tham vọng của Ford đối với ngành công nghiệp xe điện đang phát triển nhanh của Mỹ”, Yoosuk Kim, Trưởng bộ phận tiếp thị toàn cầu của SK Innovation cho biết.

Trong khi Lisa Drake, Giám đốc điều hành Bắc Mỹ của Ford cũng cho rằng: “Đây chỉ là sự khởi đầu cho khát vọng dẫn dắt nước Mỹ của chúng tôi trong thế kỷ tiếp theo về nền kinh tế vận tải bền vững. Khoản đầu tư này  sẽ là động lực để thúc đẩy chúng tôi dẫn đầu trong cuộc cách mạng điện”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cú “bạo chi” lịch sử của Ford! tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713459036 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713459036 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10