"Cước phí vận chuyển cao do... Việt Nam chưa tham gia vào đội tàu quốc tế"

Diendandoanhnghiep.vn Đó là chia sẻ của doanh nhân Phạm Thị Bích Huệ - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Western Pacific.

Chia sẻ tại Talk show Nguy Cơ mới đây, doanh nhân Phạm Thị Bích Huệ - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Western Pacific cho rằng, ngành logistics quốc tế nói chung và tại Việt Nam nói riêng đang bị gián đoạn và chịu nhiều ảnh hưởng, đặc biệt sau nhiều đợt bùng phát của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, đây cũng là một ngành biến đổi và thích nghi rất nhanh.

Cụ thể, trong 10 năm trở lại đây, mọi người đều nghĩ khái niệm logistics là một ngành phục vụ cho hàng hóa giao thương, xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, hiện nay, ngành logistics đã từ từ chuyển dịch khi có đến trên 50% phục vụ cho thị phần tiêu thụ nội địa, cụ thể là đi theo sự tăng trưởng đột biến của thương mại điện tử.

Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức, vì nó đặt ra những bài toán như tốc độ đổi mới công nghệ, chi phí vốn, chi phí đầu tư các trung tâm logistics phát triển cùng với các trung tâm thương mại điện tử.

Theo bà Bích Huệ, một trong những thách thức hiện nay của ngành là thị phần logistics của Việt Nam đang ngày càng bị thu nhỏ lại khi phải chia sẻ thị phần cho các tập đoàn đa quốc gia. Việt Nam không có đội tàu, vì vậy trong thời gian biến động vừa qua, việc đặt được một container được ví như “một phần thưởng rất lớn”, vì tất cả các đội tàu đều đang được chi phối bởi các tập đoàn đa quốc gia của nước ngoài.

“Việt Nam chưa tham gia vào thị trường đội tàu quốc tế nên việc tăng, giảm trong tổng chi phí logistics liên quan đến các cước phí vận chuyển của tàu rất cao. Chỉ cần có một quốc gia hay một chính phủ can thiệp vào đội tàu, thị phần giao thương hàng hóa của Việt Nam sẽ lập tức gặp nhiều khó khăn”, bà Huệ lý giải.

Nhận xét về hiện trạng của ngành logistics trong đại dịch COVID-19, bà Phạm Thị Bích Huệ cho rằng, đây là một bức tranh rõ nét về đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Cước phí booking có thể tăng 1000% chỉ sau một đêm, tức là hơn 10 lần. Điều đó làm ảnh hưởng đến những hợp đồng kinh doanh với đối tác, và làm gãy toàn bộ những hoạch định và đàm phán trước đó.

Vì vậy, doanh nghiệp logistics khó có thể đề ra những chiến lược lớn và ký kết các hợp đồng dài hạn với đối tác như trước đây, tất cả đều phải nghe ngóng, thăm dò thị trường và thích nghi với tính thực tế.

Chuyển đổi số và cải tiến để thích nghi

Nói về tương lai của ngành logistics Việt Nam, doanh nhân Phạm Thị Bích Huệ cho rằng, ngành logistics hiện nay đang nhận được nhiều sự quan tâm từ Chính phủ. Bên cạnh đó, lãnh đạo các địa phương khi quy hoạch các vùng, các khu công nghiệp đều có đặt vấn đề cho logistics đồng hành.

Nếu các startup công nghệ có được các giải pháp kết nối được tất cả các chuỗi cung ứng, chuỗi logistics thì đây sẽ là một tín hiệu tốt cho tương lai của ngành.p/

Nếu các startup công nghệ có được các giải pháp kết nối được tất cả các chuỗi cung ứng, chuỗi logistics thì đây sẽ là một tín hiệu tốt cho tương lai của ngành.

“Nhìn chung, mọi người đã nhìn nhận và đánh giá được vai trò quan trọng của logistics trong nền kinh tế. Nhu cầu thuê dịch vụ logistics của các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đang ngày càng tăng. Rõ ràng logistics đang phát triển theo một chiều hướng sâu hơn”, Chủ tịch Western Pacific đánh giá.

Đưa ra lời khuyên cho các startup muốn đầu tư chuyển đổi số cho ngành logistics, doanh nhân Phạm Thị Bích Huệ cho rằng, nếu muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực này, startup cần phải am hiểu thật sâu về ngành. Việt Nam có một chuỗi logistics từ mức thấp nhất đến mức cao nhất. Nếu các startup công nghệ có được các giải pháp kết nối được tất cả các chuỗi cung ứng, chuỗi logistics thì đây sẽ là một tín hiệu tốt cho tương lai của ngành. 

Ngoài ra, cảng biển là một trong những ngành cốt lõi của mọi quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Nhưng hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có một doanh nghiệp công nghệ nào phát triển được một hệ thống phần mềm quản lý cảng biển quốc tế.

“Nếu startup công nghệ có thể khai thác được vấn đề này, “đo ni đóng giày’’ sản phẩm cho từng chuỗi cung ứng, liên kết các chuỗi lại với nhau và bắt kịp xu thế mới thì thị phần logistics sẽ bớt được gánh nặng chuyển đổi số để cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia”, Chủ tịch Western Pacific chia sẻ thêm.

Đúc kết từ kinh nghiệm của bản thân, nữ doanh nhân Phạm Thị Bích Huệ cho rằng, có 3 từ khóa rất hữu ích trong quá trình khởi nghiệp cũng như phục hồi doanh nghiệp nếu không may gặp rủi ro.

Thứ nhất là sự tích cực, tâm thế luôn luôn hướng về những điều tốt hơn, đứng lên làm lại từ những thất bại và luôn nghĩ về bài toán của tương lai.

Thứ hai là ý chí, chúng ta có rất nhiều rủi ro trong cuộc sống, COVID-19 có thể là một trong những rủi ro đó, và điều đó không có nghĩa là nó có thể ngăn cản chúng ta có được những kế hoạch, những hành trình và những dự định tốt hơn cho tương lai. Do đó, chúng ta hãy giữ vững ý chí, tiếp tục bắt đầu những hành trình mang mới nhiều hy vọng hơn sau đại dịch.

Thứ ba là niềm tin, theo nữ doanh nhân, tất cả “nguy” rồi cũng sẽ qua đi và chúng ta đều cũng sẽ có những “cơ” xán lạn đang chờ ở phía trước nếu như chúng ta giữ vững niềm tin.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "Cước phí vận chuyển cao do... Việt Nam chưa tham gia vào đội tàu quốc tế" tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713606875 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713606875 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10