Cuộc phiêu lưu của Seedcom (Kỳ 1): Những hạt mầm đầu tiên

KHÁNH HÀ 22/02/2021 03:00

Rời Thế Giới Di động trong ồn ào, ông Đinh Anh Huân lại xây cho mình một "doanh trại" mới mang tên Seedcom.

Vụ chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) năm 2014 của Thế Giới Di Động là một trong những vụ IPO đình đám nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bởi lẽ cổ phiếu của công ty luôn trong tốp đầu và là món hàng bluechip được nhà đầu tư săn lùng nhiều nhất. Số tiền thu về sau IPO ở mức rất cao, 250 triệu USD. 

Cuộc chia tay của ông Đinh Anh Huân khỏi Thế Giới Di Động tạo ra nhiều giả thiết, tuy nhiên thực tế là công ty này vẫn tăng trưởng tốt sau khi ông Huân ra đi. Còn ông Huân được cho là đã bỏ túi khoản tiền khổng lồ có thể lên tới 700 tỷ đồng (vào thời điểm 2014) sau khi bán hết lượng cổ phiếu ông từng nắm giữ tại Thế Giới Di Động.

Nhờ kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ, Đinh Anh Huân và các nhà đầu tư khác quyết định chọn bán lẻ là trụ cột thứ nhất của Seedcom. C

Nhờ kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ, Đinh Anh Huân và các nhà đầu tư khác quyết định chọn bán lẻ là trụ cột thứ nhất của Seedcom. 

Trong khi thị trường còn mải đồn đoán lý do cuộc chia tay, ông Huân đã âm thầm chuẩn bị cho sự tái xuất của mình với một cái tên hoàn toàn mới – Seedcom. Trên cương vị chủ tịch HĐQT, ông lặng lẽ tạo dựng cho công ty non trẻ của mình 5 hướng đầu tư được xem là cốt lõi là: F&B (The Coffee House), thời trang (Juno, Eva De Eva, Hnoss), thực phẩm (Cầu Đất Farm, KingFood), Logistics (Scommerce) và công nghệ (Haravan). 

Nhờ kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ, Đinh Anh Huân và các nhà đầu tư khác quyết định chọn bán lẻ là trụ cột thứ nhất của Seedcom. Cái tên này được gợi cảm hứng từ một hạt giống (seed tiếng Anh nghĩa là hạt giống).

Năm 2014, cửa hàng cà phê The Coffee House đầu tiên ra đời tại địa chỉ 86-88 đường Cao Thắng, TP. HCM. Cùng năm đó, một công ty mang tên Seedcom tiến hành đầu tư vào The Coffee House. Đến năm 2018, The Coffee House đã trở thành chuỗi cà phê lớn thứ 2 của Việt Nam với 140 cửa hàng trên khắp cả nước, với mức độ tăng trưởng lên tới 600% trong vòng 4 năm. Chỉ tính riêng năm 2018, đã có tới hơn 10 triệu lượt khách đến cửa hàng The Coffee House. Đây cũng là thương hiệu cà phê đầu tiên sở hữu ứng dụng mobile cho phép khách hàng có thể đặt và giao hàng tận nơi.

The Coffee House chỉ là một trong số rất nhiều doanh nghiệp được Seedcom đầu tư và có tốc độ tăng trưởng thần tốc.

The Coffee House chỉ là một trong số rất nhiều doanh nghiệp được Seedcom đầu tư và có tốc độ tăng trưởng thần tốc.

The Coffee House chỉ là một trong số rất nhiều doanh nghiệp được Seedcom đầu tư và có tốc độ tăng trưởng thần tốc. Vẫn còn không ít thương hiệu khác đã nổi đình nổi đám khi nhận được đầu tư của Seedcom như: Juno, Giao hàng nhanh, Haravan…

Ông Huân từng khẳng định, Seedcom chưa bao giờ là quỹ đầu tư, mặc dù có hoạt động rót vốn, cũng như phát triển, hỗ trợ điều hành các startup.

Theo nhà sáng lập này, nên hiểu đúng Seedcom là một công ty mẹ, gồm nhiều thành viên. Mỗi công ty trong Seedcom đều có một giám đốc điều hành riêng. Giám đốc điều hành là người dẫn dắt các hoạt động chính của công ty. Seedcom tham gia định hướng chiến lược và hỗ trợ năng lực cần thiết tại mỗi công ty thành viên này.

Ví dụ như ở Juno, Seedcom trực tiếp tham gia điều hành, sản xuất, bán hàng từ 2015 , khi nhận thấy tiềm năng thị trường giày thời trang nữ Việt Nam rất lớn. Các doanh nghiệp trong Seedcom từ năm 2014 đến giờ, đa số tăng trưởng 200-300%/năm. Để đáp ứng được tốc độ tăng trưởng đó, phải giải quyết các bài toán về con người, hệ thống, khách hàng và dịch vụ. Mục tiêu là để tăng trưởng nhưng tăng trưởng tốt phải đi liền với dịch vụ tốt, để khách hàng hài lòng với sản phẩm, dịch vụ của mình.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, từ những ngày đầu thành lập, Seedcom đã theo đuổi việc ứng dụng công nghệ vào ngành bán lẻ và sản xuất để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm xuyên suốt từ online đến offline. Nhu cầu và trải nghiệm của khách hàng chính là kim chỉ nam cho các hoạt động của doanh nghiệp.

Ông Huân gọi đây là mô hình New Retail. Theo đó, New Retail là giai đoạn thứ 3 của kinh doanh O2O (Online to Offline). Hiện ở Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp offline và đang đi lên online. Các công ty trong Seedcom là O2O, nghĩa là mô hình ban đầu theo hướng marketing online sau đó hướng khách hàng xuống cửa hàng offline và tại cửa hàng họ mua hàng. Một khi khách hàng đã thích, thì họ sẽ tiếp tục quay trở lại mua trực tuyến qua ứng dụng, website.

“New Retail đã phát triển ở các thị trường phát triển như Mỹ, Trung Quốc, châu Âu. Hiện trong khu vực đã nói rất nhiều đến mô hình này. Người sinh ra thuật ngữ này và làm tốt nhất hiện nay là Alibaba. Aibaba thực ra là con cá mập lên bờ bởi nước đã rất sâu. Thương mại điện tử tại Trung Quốc cỡ khoảng hơn 20%. Việt Nam mới cỡ xấp xỉ 3%. Nước ở Việt Nam hơi xâm xấp. Seedcom muốn là một con cá sấu rừng U Minh”, ông Nguyễn Hoành Tiến - CEO Seedcom bổ sung.

"Còn trong góc nhìn của cá nhân tôi, mô hình New Retail là lấy khách hàng làm trung tâm và tận dụng công nghệ để hiểu khách hàng và phục vụ khách hàng nhanh nhất. Nhu cầu của khách hàng phải được nắm bắt real time (thời gian thực). Để làm được điều này đương nhiên phải nhờ đến công nghệ”, ông Huân nói thêm.

Tất nhiên, để làm được mô hình New Retail, Seedcom cũng gặp phải không ít thách thức. Đầu tiên là phải chấp nhận đầu tư công nghệ theo hướng dài hạn từ 3-5 năm, nhưng cùng lúc doanh nghiệp vẫn phải sống và tồn tại. Một mặt vừa lo ngắn hạn, làm sao để khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ để có lợi nhuận. Mặt khác phải tính toán để có thể đầu tư dài hạn vào công nghệ. Theo ông Huân, thời điểm này, điều may mắn là các dịch vụ của Seedcom đều đạt được điều này. Tức là trong vận hành hàng ngày có dòng tiền đủ để đầu tư dài hạn vào hệ thống công nghệ, để đầu tư cho tương lai.

Một khó khăn khác là kỳ vọng của khách hàng - muốn được phục vụ mọi lúc mọi nơi và tức thời. Nhu cầu khách hàng vốn đa dạng, mỗi người có một sở thích khác nhau. Trong thời đại Internet, mạng xã hội như hiện nay, nhu cầu càng trở nên đa dạng hơn và biến đổi rất nhanh. Làm sao những nhân viên khác nhau có thể hiểu được một khách hàng và phục vụ được nhanh nhất là một bài toán khó.

Trong lĩnh vực công nghệ, Seedcom đầu tư vào rất nhiều công ty khởi nghiệp khiến cho nó bị đôi khi bị gọi là quỹ đầu tư mạo hiểm vào khởi nghiệp. Thực tế thì không phải vậy. Seedcom là một doanh nghiệp có hoạt động rót vốn cho các công ty khởi nghiệp.

“Seedcom chỉ đóng vai trò hỗ trợ vốn và nguồn lực khác khi cần thiết chứ không tham gia trực tiếp vào công việc điều hành. Có một số start-up đặc thù như The Coffee House hay Juno.vn thì Seedcom sẽ góp vốn và tham gia vào quá trình phát triển. Còn lại đa phần các công ty tự hạch toán, phát triển và chịu trách nhiệm toàn bộ”, lãnh đạo của Seedcom nói trong một bài viết trên CafeBiz.

Điều này đã được CEO Seedcom Nguyễn Hoành Tiến khẳng định lại trong một bài báo gần đây khi thông tin Seedcom không phải là quỹ đầu tư mà là công ty theo mô hình New Retail. New Retail là giai đoạn thứ 3 của kinh doanh O2O (Offline to Online).

Hiện ở Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp offline và đang đi lên online. Các công ty trong Seedcom là O2O, nghĩa là mô hình ban đầu theo hướng marketing online sau đó hướng khách hàng xuống cửa hàng offline và tại cửa hàng họ mua hàng. Sau đó họ thích thì quay trở lại mua trực tuyến qua app, website.

Nhìn vào các nhánh cây trong cây kinh doanh của Seedcom có thể thấy, các công ty thành viên đều hoạt động dựa trên 2 mô hình bán lẻ và thương mại điện tử. Vai trò của Seedcom, theo ông Đinh Anh Huân là rót vốn cho các công ty thành viên đồng thời làm trung gian kết nối. Sự kết hợp này cho phép Seedcom tận dụng lợi thế và kinh nghiệm có sẵn trong lĩnh vực bán lẻ của ông Đinh Anh Huân, đồng thời kết nối và tận dụng thế mạnh của các công ty thành viên khác ngành. Như vậy, Seedcom sẽ có một loạt nhà cung cấp các sản phẩm và dịch vụ theo mô hình B2B cho các công ty B2C của chính mình, giúp tiết kiệm chi phí. Đây là chiến lược khá độc đáo và sáng tạo của nhóm cổ đông sáng lập công ty.

Còn tiếp...

Có thể bạn quan tâm

  • Nỗi đau

    Nỗi đau "làm giàu" của "Vua lốp" Nguyễn Văn Chẩn

    19:00, 19/02/2021

  • Chuyện chưa kể về người kế nghiệp ở Hóa chất Đức Giang

    Chuyện chưa kể về người kế nghiệp ở Hóa chất Đức Giang

    03:00, 19/02/2021

  • Những quyết định

    Những quyết định "không giống ai" của doanh nhân Huỳnh Uy Dũng

    03:00, 18/02/2021

  • Hành trình biến đất thành “vàng” của “vua gốm sứ

    Hành trình biến đất thành “vàng” của “vua gốm sứ"

    04:43, 17/02/2021

  • Nghệ thuật vị cuộc sống

    Nghệ thuật vị cuộc sống

    12:08, 15/02/2021

  • Bản lĩnh nữ doanh nhân xứ Cùa

    Bản lĩnh nữ doanh nhân xứ Cùa

    04:37, 15/02/2021

  • Kết tinh hương vị Việt

    Kết tinh hương vị Việt

    04:00, 14/02/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cuộc phiêu lưu của Seedcom (Kỳ 1): Những hạt mầm đầu tiên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO